Phát triển và quản trị – Đâu là điều quan trọng hơn đối với doanh nghiệp?

Phát triển nguồn nhân lực (HRD) và quản trị nguồn nhân lực (HRM) đều được các nhà quản lý đánh giá là quan trọng đối với nhân sự của từng tổ chức. Trong khi HRD phụ trách mục tiêu tạo ra lực lượng lao động ưu việt nhất thì HRM đảm nhiệm việc tối đa hóa hiệu suất của họ. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nhân sự nào cũng nắm rõ được những điểm khác biệt của 2 khái niệm này, dẫn tới những nhầm lẫn không đáng có. Do đó, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về HRD và HRM, đồng thời trả lời câu hỏi “Phát triển và quản trị – Đâu là điều quan trọng hơn đối với doanh nghiệp?”

Xem thêm: Đào tạo & phát triển nguồn nhân lực thay đổi thế nào thời kỳ COVID-19?

Về HRD và HRM

HRD (Human Resources Development) – Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực, từ đó nâng cao chất lượng nhân sự, hiệu quả lao động cho doanh nghiệp.

HRM (Human Resources Management) – Quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là 1 nhánh của ngành quản lý, liên quan đến việc tối đa hóa hiệu suất của lực lượng lao động trong tổ chức. HRM bao gồm tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên  của tổ chức.

Xem thêm: 3 giải pháp phát triển nguồn nhân lực xu hướng năm 2021



Đâu là lựa chọn quan trọng hơn đối với doanh nghiệp?

Cả HRD và HRM đều có những tác động không nhỏ đến lực lượng lao động của doanh nghiệp nên do vậy, rất khó để đem 2 yếu tố này đặt lên bàn cân so sánh. Tuy nhiên, vẫn có thể chỉ ra những khác biệt lớn nhất để nhà quản lý có cái nhìn toàn diện, phù hợp nhất khi xây dựng chiến lược nhân sự cho tổ chức của mình.

Thứ nhất, quản lý nguồn nhân lực HRM là việc áp dụng các nguyên tắc quản lý để quản lý những người làm việc trong cùng một tổ chức, trong khi phát triển nguồn nhân lực HRD là 1 chức năng phát triển liên tục có ý định cải thiện hiệu suất của lực lượng lao động. 

Thứ hai, HRM mang chức năng quản lý, HRD chỉ là một nhánh nhỏ và nằm dưới sự bảo trợ của HRM.

Thứ ba, mục tiêu cơ bản của HRM là nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của nguồn nhân lực. HRD, trái ngược, lại nhằm mục đích phát triển kỹ năng, kiến thức và năng lực của của người lao động và toàn bộ tổ chức

Thứ tư, HRD là một quy trình định hướng có tổ chức và là một hệ thống con của một hệ thống lớn, bao quát hơn.

 

Nói tóm lại, HRM rộng và bao quát hơn so với HRD, đồng thời cần tầm nhìn dài hạn hơn khi xây dựng chiến lược liên quan đến nguồn nhân lực. Là nhà quản lý, bạn cần nắm rõ đâu là mục đích ưu tiên khi xác định các vấn đề về lực lượng lao động để lựa chọn hợp lý giữa HRD và HRM, tránh xảy ra những xung đột khi tiến hành triển khai.

Đối với đào tạo nhân sự nội bộ, liên hệ OES – Công ty CP Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về xu hướng đào tạo phổ biến hiện nay – e-Learning!

 


No comments:

Post a Comment

Pages