Những lưu ý khi chọn lựa hệ thống LMS để tối ưu hiệu quả E-learning

Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System) ngày càng phổ biến khi sinh viên ưu tiên các lớp học trực tuyến thay vì trực tiếp. Nhưng điều gì tạo nên một khóa học trực tuyến tốt trong hàng trăm ngàn lựa chọn? Một hệ thống LMS tốt, nhưng quan trọng hơn là một LMS được tối ưu hóa, phù hợp với nhu cầu và mong đợi của người học. Dưới đây là những mẹo giúp các cơ sở giáo dục tối ưu hóa các tính năng có lợi của hệ thống LMS.

Tip 1: Nên tập trung vào giám sát và quản lý các hoạt động đào tạo trên hệ thống LMS

Liệu đào tạo khóa học đi đúng hướng, có tác động đúng như dự định? Sinh viên có cảm thấy khóa học hữu ích và liên quan không? Đây là những câu hỏi cần thiết để duy trì chất lượng trong các khóa học của nhà trường, và caâu trả lời hoàn toàn có thể được nhận thông qua báo cáo.

Báo cáo là không thể thiếu trong việc giúp cải thiện nội dung khóa học. Tham gia vào báo cáo, và khám phá tất cả các tính năng, xem xét việc thiết lập báo cáo tự động hoặc đồ họa để tăng tốc độ phân tích. Bằng cách kiểm tra thời gian cá nhân và thời gian trung bình dành cho nội dung khóa học, các báo cáo sẽ giúp nhà trường xác định các sinh viên cần giúp đỡ và hỗ trợ.
Các báo cáo bạn nên kiểm tra thường xuyên bao gồm:
- Thời gian dành cho nội dung bài giảng
- Tiến bộ của sinh viên
- Đánh giá học tập và kết quả
- Tỉ lệ hài lòng của người học

Tip 2: Mở khóa tất cả các kênh liên lạc

Hãy tưởng tượng một khóa học trực tuyến mà không có lựa chọn phù hợp cho sinh viên để giao tiếp với bất kỳ ai khác. Hệ thống LMS đó về cơ bản là không thể hoạt động.

=> 5 bước giúp nhà trường lựa chọn ra một hệ thống LMS phù hợp

Điều quan trọng là phải giữ càng nhiều kênh liên lạc mở trên trang web học trực tuyến của nhà trường càng tốt. Diễn đàn (forum), trò chuyện, tin nhắn, tương tác thông qua mạng xã hội là những cách tuyệt vời để giữ cho sinh viên tham gia vào khóa học và tương tác với nhau.
Nhà trường cũng nên đầu tư một kênh riêng để phản hồi và hỗ trợ để khuyến khích sinh viên đưa ra phản hồi về các bài giảng và giúp người học giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật khác. Điều này sẽ giúp nhà quản lý website học trực tuyến qua hệ thống LMS cải thiện trải nghiệm của người học và giải quyết các truy vấn của sinh viên.

Tip 3: Dành cho sinh viên nhiều quyền lợi khác

Có nhiều thứ để học hơn là chỉ có kiến thức chuyên biệt về bài giảng. Học tập qua hệ thống LMS cũng là trao cơ hội cho sinh viên phát triển bản thân và nhân cách.
LMS nên phù hợp với nhu cầu và mong đợi của sinh viên, khuyến khích họ trở thành những cá nhân tốt hơn, hoàn thiện hơn. Ví dụ: không gian làm việc chung (Google Docs, Scribblar) có thể củng cố sự tự tin của sinh viên và cải thiện kỹ năng teamwork.

Các đặc điểm như bảng xếp hạng và tiến trình công việc sẽ khuyến khích sinh viên học tập tốt hơn và thấm nhuần tinh thần cạnh tranh. Tóm lại, LMS của bạn nên cung cấp các module giúp tăng cường sự phát triển cá nhân của học sinh.

Khi bắt đầu triển khai E-learning tại trường Đại học nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung, giảng viên cần chú ý về việc xây dựng một bài giảng thông minh, đạt hiệu quả cao và tận dụng tối ưu hệ thống LMS phù hợp với mình. Giảng viên có thể tìm đến những dich vụ thiết kế bài giảng trực tuyến bên ngoài để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tối ưu với mức giá hợp lý.

=> 6 điều cân nhắc trước khi bạn quyết định đầu tư cho một hệ thống quản lý học tập LMS


 Ở OES, chúng tôi cung cấp giải pháp E-learning cho các tổ chức, doanh nghiêp, trường học về hệ thống LMS với chất lượng ổn định, được tối ưu hóa cao, độ bảo mật cao theo tiêu chuẩn của quốc tế.

Xem thêm: Top 10 hệ thống LMS bạn không thể bỏ lỡ
 

No comments:

Post a Comment

Pages