Trường phổ thông, trường Đại học hay công ty của bạn quyết định rằng sẽ học trực tuyến trên Moodle, và phụ trách phần E-learning này giờ đây là trọng trách của bạn. Hoặc công việc đòi hỏi phải làm việc trên hệ thống Moodle, trong khi bạn là người mới và hoàn toàn phải vật lộn với tính năng thiếu thân thiện của hệ thống LMS nổi tiếng này. Nếu đang phải tạo ra các khóa học trên Moodle, hãy ghi nhớ 5 ý chính dưới đây.
1. Bắt đầu làm quen với cấu trúc của Moodle
Cấu hình của Moodle mang cấu trúc dạng phân cấp. Các hoạt động và tài liệu thuộc về những chủ đề (Topic) riêng biệt và đặt trong khóa học phân chia trong danh mục riêng. Ví dụ, một bài học Chăm sóc lông cho chó sẽ nằm trong Chủ đề Chăm sóc, thuộc khóa học “Người nuôi Chó 101”. Vì thế, hãy suy nghĩ về cách tổ chức thông tin để phân cấp thông tin có ý nghĩa hơn. Một hệ thống E-learning có tổ chức sẽ giúp người học dễ hiểu hơn và quản trị viên cũng quản lí dễ dàng hơn.
2. Chọn lọc Tài liệu và Hoạt động trong khóa học trên Moodle
Moodle đi kèm với một loạt các tùy chọn ấn tượng để sử dụng. Giảng viên có thể lựa chọn xem nên chứa nội dung khóa học trong một bài học, cuốn sách, thư mục hay một trang riêng. Với những người mới, đa dạng về tùy chọn có thể gây bối rối và thắc mắc. Dưới đây là một số gợi ý từ OES:
- Nếu nội dung khóa học dưới dạng đa phương tiện (multi media) hoặc tương tác, hoặc chỉ nằm trong một độ dài màn hình duy nhất, hãy cân nhắc việc sử dụng trang (Page). Điều này tạo ra một trang web đơn giản, và dễ dàng nhất để tạo mới và quản lý.
- Nếu khóa học chứa quá nhiều trang nội dung, xem xét dùng “lesson”. “Lesson” là một chuỗi hoạt động gồm nhiều trang, và giảng viên có thể tự định hình lộ trình theo ý thích, nhúng link các trang câu hỏi và cung cấp cho sinh viên một số lựa chọn các lô trình học trực tuyến.
- “Book” cũng mang lại hiệu quả nếu lượng dữ liệu là một con số đáng kể và được sắp xếp dưới dạng sách điện tử E-book. Một lợi thế của hình thức lưu trữ này là sinh viên có thể in ra toàn bộ cuốn sách trong một lần, không như “lesson”.
- “Quizzes” (câu đố) trong Moodle rất dễ tạo, đặc biệt nếu giảng viên đã quen với định dạng GIFT. Sử dụng trắc nghiệm đơn giản (multiple choice) hay văn bản tự do đều dễ với sinh viên. Tuy nhiên, nếu cần sinh viên upload bài tập lên, hãy xem xét tính năng “Assignment” để linh hoạt hơn
Xem thêm: Moodle và E-learning – P2: Ưu điểm và nhược điểm
3. Tìm hiểu kỹ và tận dụng các cài đặt của Moodle
Có rất nhiều tính năng khác của Moodle ẩn chứa trong biểu tượng bánh răng nhỏ xinh. Các cài đặt khác nhau có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng khác nhau. Làm thế nào để khi một khóa học ra mắt, sinh viên nhìn thấy gì từ đó, có thể đánh dấu hoàn thành hoạt động học tập nào không, khi nào thì hoạt động học tập có sẵn để bắt đầu học,… tất cả đều là tùy chọn ẩn trong cài đặt của Moodle. Nếu chưa quen với hệ thống LMS này, hãy dành thời gian và công sức để tìm hiểu và nắm rõ các chức năng của từng tùy chọn nhỏ trên màn hình cài đặt.
4. Màu sắc và thương hiệu hóa trang chủ học tập (Homepage)
Không có lí do gì để sử dụng Moodle với frontpage mặc định. Không có quá nhiều lựa chọn tùy ý cho một người không chuyên về lập trình, nhưng giảng viên vẫn có quyền quyết định xem LMS của mình sẽ trông như thế nào mà không cần trả một xu cho lập trình viên. Có thể chọn một trong nhiều chủ đề có sẵn trên LMS và thay đổi giao diện mặc định.
Với những chuyên gia về thiết kế bài giảng E-learning như OES, chúng tôi hơn ai hết hiểu được tầm quan trọng của hình ảnh đẹp đối với việc học trực tuyến. Đừng để sự thiếu thân thiện của Moodle phá hỏng trải nghiệm của sinh viên và ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.
Bên cạnh Moodle còn có nhiều hệ thống phần mềm E-learning khác đa dạng hơn về hiển thị và cấu hình, nhà trường có thể tìm hiểu về cách lựa chọn hệ thống E-learning phù hợp tại đây.
5. Language Pack – Ngôn ngữ là sức mạnh
Đây là một “viên ngọc ẩn” mà nhiều quản trị viên Moodle thường bỏ qua. Tab ngôn ngữ trong cài đặt quản trị trang cho phép giảng viên tải xuống gói ngôn ngữ để cài đặt cho Moodle của mình. Đây là hoạt động có thể sử dụng một lần. Các lỗi, thông báo trang web như thay đổi mật khẩu, v.v… đều có thể được tùy chỉnh để thể hiện nội dung muốn nói.
Trên thực tế, có vô vàn thủ thuật và khả năng Moodle cung cấp mà giảng viên có thể sử dụng để làm phong phú thêm trải nghiệm dạy và học. Chúc nhà trường có thể tận dụng tốt những lời khuyên từ OES như một điểm khởi đầu cho cuộc hành trình triển khai E-learning hiệu quả!
=> Ứng dụng Moodle trong trường đại học
Ngày nay, khi việc học online cũng như ứng dụng E-learning vào giáo dục và đào tạo ngày càng trở nên phổ biến, người dùng đã tìm được nhiều giải pháp E-learning để thay thế phần mềm Moodle tuy phát triển rộng rãi nhưng vẫn có phần lỗi thời. Để tìm ra giải pháp E-learning phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức, mời các bạn đón đọc những bài viết bổ ích và thú vị tiếp theo của OES!
Xem thêm: 5 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS
Nếu bạn vẫn băn khoăn về quy trình hoạt động của LMS nói chung hay Moodle nói riêng, hay vẫn chưa hiểu rõ hệ thống nào sẽ phù hợp với mục đích của mình thì hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam qua https://oes.vn/ hoặc https://www.facebook.com/daotaotructuyenOES/ ngay nhé!
No comments:
Post a Comment