Từng bước giúp nhà trường triển khai E-learning

Sử dụng E-learning trong giảng dạy cho phép những nhà quản lý giáo dục giải phóng thời gian cũng như nguồn lực so với giảng dạy bằng phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, với sự tiện lợi tối ưu của mình, E-learning cho phép sinh viên truy cập các khóa hoc thông qua các phần mềm quản lý học tập (LMS - Learning Management System) qua Internet mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, khi đã có sẵn nền tảng học tập trực tuyến, nhiều nhà quản lý lại muốn tìm cách thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống LMS hiện tại để cải thiện trải nghiệm hoc tập của sinh viên cũng như đem lại hình ảnh chuyên nghiệp hơn cho đơn vị giáo dục của mình. Khi đó, vấn đê tiếp theo được đặt ra lại là làm thế nào để triển khai E-learning hiệu quả, hấp dẫn tới sinh viên. Để trả lời câu hỏi này, mời các bạn xem các tips dưới đây của OES - Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến.

Quảng bá hệ thống LMS 

Nếu nhà trường không chủ động giới thiệu hệ thống học tập mới với sinh viên, sẽ rất khó để sinh viên tiếp nhận cũng như sử dụng hiệu quả nền tảng mới trong việc học trực tuyến. Hãy tìm ra cách mà nền tảng học trực tuyến mới sẽ giúp sinh viên hiệu quả như thế nào, tại sao sinh viên nên dùng hệ thống LMS này. Đây chính là một phần của kế hoạch quảng bá. 

Bằng cách thúc đẩy hình ảnh của khóa học trong nội bộ sinh viên, nhà trường sẽ được đảm bảo rằng các khóa học đang cung cấp tập trung vào sinh viên. Trên thực tế, việc giới thiệu khóa học nên được đưa vào kế hoạch triển khai và chắc chắn rằng sinh viên sẽ bị thu hút trong giai đoạn đầu.

Triển khai E-learning 


Khi đã chọn được một hệ thống LMS mới, bước tiếp theo dành cho các nhà quản lí giáo dục là xác định phương thức triển khai. Việc triển khai hệ thống E-learning LMS thành công phụ thuộc vào một kế hoạch cẩn thận, bao gồm: 

1. Bắt đầu với mục tiêu cụ thể


Trước khi bắt đầu với hệ thống E-learning mới, đặt ra các mục tiêu cho quy trình thực hiện luôn là một công đoạn quan trọng. Bằng việc đưa ra các mục tiêu, đơn vị đào tạo có thể loại ra những mục tiêu kém quan trọng hơn và tập trung vào những định hướng lâu dài khác.

2. Tập hợp một đội ngũ dầy đủ chuyên môn để triển khai E-learning

Đây là môt bước khá thú vị vì các nhà quản lý đào tạo có thể chọn một đội ngũ cùng xây dựng chương trình học trực tuyến mới cho ra những kế hoạch có kết quả tốt. Vì quy trình triển khai LMS gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, bạn cần chọn những người từ những phòng ban khác nhau trong đội ngũ nhân viên của nhà trường.Trong một số trường hợp, nhà trường cũng nên suy xét đến các đối tác  bên ngoài trường học. 

3. Phân công nhiệm vụ cần thiết cho thành viên của đội ngũ

Các thành viên trong đội ngũ triển khai nên là người phù hợp nhất với vai trò của mình. 

Trước tiên, cần chỉ định một trưởng nhóm, người sẽ điều hành dự án hợp tác từ đầu đến cuối. Đây cũng là người sẽ hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp LMS để giải quyết mọi vấn đề với chương trình, vì vậy hãy ghi nhớ điều này.


Một chuyên gia về Triển khai E-learning cũng sẽ được yêu cầu để đảm bảo sự chuyển đổi suôn sẻ của phần mềm mới và các công cụ E-learning trong khi thực hiện. Bên cạnh đó là một chuyên gia CNTT có chuyên môn kỹ thuật cũng cần thiết để quản lý việc kết hợp phần mềm mới với nhà trường và các hệ thống khác.


Cuối cùng, Giám đốc Học tập và Phát triển (L&D) có thể giúp giám sát chương trình học tập và phát triển để đảm bảo LMS đồng bộ với các mục tiêu của tổ chức, bao gồm chứng nhận, cách thiết lập khóa học và báo cáo người dùng. 

4. Xác định mốc thời gian cho ngày bắt đầu triển khai hệ thống LMS mới

Hãy chắc chắn rằng lộ trình thời gian đáp ứng được từng thay đổi quan trọng trong thực tế để tránh bị treo và làm trì hoãn ngày triển khai thực tế. Hãy xem xét liệu LMS nhà trường sử dụng là dựa trên đám mây hay hệ thống nội bộ, thường mất nhiều thời gian hơn để thực hiện trên máy chủ. Nếu nhà trường có một số lượng lớn chương trình phần mềm và tài khoản sinh viên cần được chuyển và tích hợp vào LMS mới, thì cũng có thể mất một chút thời gian để thực hiện.

5. Lên kế hoạch dịch chuyển dữ liệu

Nhà quản lý đào tạo của nhà trường cần xác định thông tin, lộ trình và những khóa học và dữ liệu nào sẽ được chuyển sang hệ thống mới. Có những dữ liệu cần thiết để nâng cấp LMS, và có những hồ sơ học tập bắt buộc phải lưu. Đó là những hồ sơ ghi lại kết quả hoàn thành khóa học và các tập tin liên quan đến việc học trước đó. Các khóa học cũ cũng cần được tính toán lại để tích hợp với hệ thống mới.

6. Chạy thử LMS mới trước khi đưa vào triển khai E-learning

Khi hệ thống E-leanrning mới đã sẵn sàng "lên sàn", nhà quản lý cần kiểm tra hệ thống để đảm bảo chạy hiệu quả trước khi bắt đầu áp dụng chính thức. Nhà trường nên tập hợp một nhóm sinh viên hoặc nhân viên tiềm năng cũng như quản trị viên và chạy hệ thống cho các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh. Điều này sẽ giúp xác định mức độ hiệu quả của khóa học, cũng như những gì bạn đã làm đúng và những gì cần cải thiện. Nó cũng sẽ giúp quản trị viên và các bên liên quan đánh giá các chỉ số hiệu quả hơn.


Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, hãy theo dõi và báo cáo cho nhà cung cấp LMS và đội ngũ triển khai E-learning để cải thiện hơn nữa. 

Tuy nhiên, dù đơn vị giáo dục chọn nền tảng nào, đừng bỏ qua tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, kiểm tra và đào tạo phù hợp để đạt được kết quả tối đa. 


Trên đây là một số bước quan trọng cần nắm rõ để triển khai E-learning một cách hiệu quả. Nếu nhà trường cần hỗ trợ triển khai E-learning, số hóa bài giảng hay tư vấn về hệ thống phần mềm E-learning cho khung đào tạo trực tuyến mùa COVID-19, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để nhận được những thông tin và hỗ trợ bổ ích!



 


No comments:

Post a Comment

Pages