Hệ thống LMS có những cách định giá nào?

Nếu bạn là người quan tâm đến đào tạo trực tuyến, chắc chắn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ hệ thống LMS. Vậy LMS là gì? Có những cách nào để định giá hệ thống LMS? Hãy cùng OES tìm hiểu xem nhé!

Hệ thống E-learning LMS là gì?

LMS (Learning Management System), là hệ thống quản lý học trực tuyến. Về cơ bản, đây là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến E-learning.

LMS được cấu tạo từ 2 thành phần chính:

  • Thành phần công nghệ nền (server): gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các dữ liệu phần mềm, thực hiện các thông báo…Thành phần này thường được phụ trách bởi những người lập trình, người quản lý hệ thống.
  • Thành phần giao diện người dùng (interface): thường chạy trên các trình duyệt web.Thành phần này được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên và học viên.

->>> 10 đặc điểm mà hệ thống E-learning LMS cần có

5 cách định giá hệ thống E-learning LMS phổ biến nhất

hệ thống elearning

Trong đó, hình thức 1 và 2 là hình thức được các doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng lựa chọn nhiều nhất.

1. Pay-per-user (trả tiền cho mỗi người dùng)

Cách thức hoạt động: Trả một mức giá cố định cho một số lượng người học cố định.

Đối tượng phù hợp:

– Số lượng người học ổn định

– Đào tạo trong công ty là bắt buộc

Ví dụ:

hệ thống elearning

Giả sử bạn có 150 người học trong hệ thống LMS. Trả tiền trong một năm sẽ giảm chi phí của bạn từ $3,108 một năm xuống còn $2,388, tiết kiệm cho bạn $720.

Ưu điểm
  • Đơn giản, dễ hiểu
  • Cho phép bạn dự đoán chi phí chính xác, nhanh chóng
Nhược điểm

Với cách định giá này, bạn phải trả tiền cho mỗi người được thêm vào hệ thống LMS, dù người học có thực sự học hay không. Điều đó nghĩa là bạn vẫn phải trả tiền cho tất cả nhân viên, đồng thời không thể đảm bảo rằng tất cả nhân viên đó sẽ thực sự đăng nhập vào hệ thống và nghiên cứu. Vì vậy, hình thức pay-per-user có thể biến thành lãng phí.

->>> Từng bước xây dựng giải pháp E-learning: Chi phí của hệ thống LMS bao gồm những gì?

2. Pay-per-active-user (trả tiền cho mỗi người dùng hoạt động)

Cách thức hoạt động: Tính phí cho người dùng đã sử dụng LMS trong chu kỳ thanh toán.

Đối tượng phù hợp:

  • Công ty bạn thường xuyên có thêm nhân viên tham gia đào tạo hoặc những nhân viên đào tạo một lần
  • Bạn muốn phổ biến đào tạo cho các nhóm người học khác nhau trong suốt cả năm.

Ví dụ:

hệ thống elearning

Giả sử bạn có 120 nhân viên cần đào tạo. 37 người người trong số họ là nhân viên bán hàng; họ sẽ là những người học tích cực nhất, những người cần duy trì kiến ​​thức về sản phẩm và kỹ thuật bán hàng, cũng như có quyền truy cập ngay vào các bài thuyết trình và tài liệu quảng cáo được tải lên LMS. 83 nhân viên còn lại sẽ được chia thành các nhóm; đào tạo của họ sẽ được trải đều trong một năm. Vì vậy, mỗi tháng sẽ có khoảng 80-90 người dùng hoạt động.

Gói LMS ở trên phù hợp với con số đó có giá $327 / tháng hoặc $3,270 mỗi năm với mức tiết kiệm $654. Thực tế, mỗi người dùng sẽ phải trả mỗi tháng $3,60, và bạn sẽ có một số lượng để phòng bị, dự trữ.

Ưu điểm:

  • Kinh tế: Không mất tiền cho những tài khoản ảo
  • Không cần phải xóa người dùng cũ để đăng kí cho người mới, vì chỉ tính tiền người dùng hoạt động

Nhược điểm: Nếu số lượng nhân viên thực tế học ít hơn dự kiến quá nhiều, bạn sẽ vẫn phải trả đầy đủ cả gói.

Ba hình thức còn lại không quá phổ biến ở Việt Nam, nhưng bạn cũng có thể tham khảo để biết hệ thống E-learning ở nước ngoài đang như thế nào nhé!

3. Pay-as-you-go (trả tiền cho những gì bạn sử dụng)

Cách thức hoạt động: Bạn sẽ chỉ phải trả tiền cho những gì bạn sử dụng.

Đối tượng phù hợp: Không chắc chắn có nhu cầu học tập ổn định.

Ví dụ:

Upskill LMS là một trong số ít những đơn vị gắn bó với mô hình này. Họ không tính phí giấy phép, không thiết lập và không có phí lưu trữ. Thay vào đó, họ đề nghị bạn trả tiền cho người học để tham gia các khóa đào tạo với các khoản tín dụng. 

Ví dụ, bạn sẽ cần tín chỉ 3 khóa để bán một khóa học cho một người học. Đối với mỗi khóa học SCORM, họ tính thêm một tín dụng. Một khoản tín dụng lên tới 3 đô la, vì vậy bạn sẽ trả tới 10 đô la cho mỗi người dùng mua nội dung của bạn. Bạn cũng có thể mua tín dụng trước và theo khối lượng để được giảm giá.

Ưu điểm:

  • Kiểm soát được chính xác những tính năng bạn sử dụng
  • Giá chỉ tăng khi nhu cầu sử dụng tăng. Nếu không có người dùng hoạt động nào, thì bạn sẽ không phải trả gì cả.

Nhược điểm: Có thể “vỡ nợ” vì học E-learning do không có kinh nghiệm

->>> 5 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS

4. License fee (subscription)

hệ thống elearning

Cách thức hoạt động: Trả giá cho một giấy phép (license) định kỳ cho hệ thống LMS. Giá thường được sắp xếp theo cấp tùy thuộc vào các tính năng của hệ thống.

Đối tượng phù hợp:

  • Bạn biết chắc chắn những tính năng bạn cần
  • Doanh nghiệp lớn và cần một lượng lớn người dùng

Ví dụ:

Gói “Essentials plan” của Topyx có giá $19.500 mỗi năm. Với mức giá đó, họ cung cấp cho bạn 3.000 tài khoản người dùng, 100 GB dung lượng lưu trữ và hỗ trợ kỹ thuật. Trong khi đó, gói “Extended plan” với giá $29.500/ năm cho phép truy cập vào tất cả các tính năng của sản phẩm của công ty: số lượng người dùng không giới hạn, eCommerce, webinar, nhóm hỗ trợ chuyên dụng, v.v.

Ưu điểm:

  • Không mất thêm bất kì chi phí nào sau khi đã thanh toán
  • Hầu như không giới hạn số lượng người dùng

Nhược điểm: Có những tính năng bạn không sử dụng đến mà vẫn phải trả phí.

5. Mã nguồn mở (Miễn phí truy cập)

hệ thống elearning

Cách thức hoạt động: Không phải trả tiền để truy cập. Tuy nhiên, bạn sẽ cần thiết lập, tùy chỉnh và bảo trì, có thể khá tốn kém.

Đối tượng phù hợp:

  • Bạn muốn độc lập với các nhà cung cấp;
  • Bạn cần các tính năng phù hợp cao
  • Bạn cần năng lực người dùng cao;
  • Bạn có các chuyên gia CNTT để tùy chỉnh và bảo trì hệ thống.

Ví dụ:

Ví dụ nổi tiếng nhất của LMS có mã nguồn mở là Moodle, được thiết kế cho giáo viên và được phân phối miễn phí. Nhánh Totara của họ cũng là một hệ thống LMS free, ngoài ra cung cấp cho khách hàng các gói thuê bao hàng năm với giá dựa trên số lượng người dùng hoạt động(bắt đầu từ $ 4.950 / năm)

Ưu điểm: Không giới hạn số lượng người dùng

Nhược điểm: Không hoàn toàn miễn phí.

Chi phí tổng cộng = Giá hệ thống LMS (có thể miễn phí) + Phí lưu trữ + Phí cài đặt + Phí tùy chỉnh (hoặc mua plugin) + Lương chuyên gia CNTT chuyên dụng

Sau khi đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu cách định giá của một số hệ thống LMS nổi tiếng rồi đúng không? Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết chọn định giá hệ thống LMS nào hay muốn được tư vấn về dịch vụ số hóa bài giảng, hãy liên lạc với OES bạn nhé!

Xem thêm: Giải pháp E-learning: Có nên đấu thầu các gói LMS và số hóa nội dung?

No comments:

Post a Comment

Pages