Chi phí đào tạo tốn kém, công sức đào tạo bỏ ra nhiều nhưng nhân viên vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc; trả lương cao nhưng không tìm được nhân sự phù hợp… là những điều mà các doanh nghiệp đang than phiền về chất lượng nhân sự hiện nay.
Hoạt động đào tạo nhân sự nội bộ đang gặp nhiều bất cập
Bạn có tin lương 10.000 USD/tháng vẫn khan hiếm nhân sự
Theo báo cáo "Thực trạng quản trị nhân sự tại doanh nghiệp Việt Nam", hằng năm tỉ lệ nghỉ việc trung bình tại các doanh nghiệp là 18,7%, tức là mỗi năm có một bộ phận không nhỏ người lao động luân chuyển công việc.Thực trạng này cho thấy các doanh nghiệp bị thất thoát một khoảng ngân sách đáng kể khi có nhân sự nghỉ việc. Đồng thời doanh nghiệp đó cũng phải tốn một khoản kinh phí tương tự cho việc đào tạo nhân viên mới.
Quá trình đào tạo ban đầu này có thể kéo dài lên đến một tháng, chưa kể đến việc đào tạo các kĩ năng khác, hoặc phổ biến các chính sách, quy định, và văn hóa công ty. Thực tế cho thấy rủi ro nhãn tiền là đào tạo xong nhân viên đó vẫn không đáp ứng được nhu cầu công việc. Hoặc tệ hơn nữa là nhân viên làm được một thời gian ngắn rồi nghỉ việc, gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả bộ máy. Quá trình đào tạo khi đó lại rơi vào vòng luẩn quẩn và phải bắt đầu lại từ đầu.
Thực tế cho thấy, có nhiều công ty chọn cách tuyển dụng nhân sự đã có kinh nghiệm để giảm bớt quá trình đào tạo. Tuy nhiên, đội ngũ lao động có kinh nghiệm trên thị trường luôn khan hiếm.
Theo thống kê của Navigos Search, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao trong năm 2018 tăng trưởng 28% so với năm 2017. Hãng nghiên cứu này đánh giá, thị trường lao động tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nhân sự cấp cao trong việc phát triển sản phẩm, thiết kế kỹ thuật, quy hoạch… Với những vị trí cấp cao trong mảng bất động sản, các doanh nghiệp phải tuyển dụng ứng viên nước ngoài, chủ yếu đến từ Singapore. Thậm chí, có những ngành hàng trả mức lương lên tới 10.000 USD/tháng nhưng vẫn khan hiếm nhân sự...
“Phao cứu sinh” đào tạo trên nền tảng đám mây
Để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của bài toán nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi, đưa ra giải pháp cải thiện chứ không nên chờ đợi từ thị trường một cách bị động như trước.
Việc tổ chức các chương trình đào tạo nhân sự nội bộ chính là cách gỡ nút thắt và tạo nội lực mạnh mẽ để doanh nghiệp phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa xã hội.
Giao diện hệ thống CLS - Cloud Learning System
Với nội hàm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào trong hoạt động đào tạo được xem là một trong những giải pháp không chỉ có ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn giải quyết bài toán của các doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp nền tảng E-Learning - công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đào tạo nhân sự với kinh phí thấp, hiệu quả cao. Tuy nhiên, do vấn đề văn hóa, thói quen, trình độ nhận thức của nhân sự mà mỗi giải pháp E-learning chỉ thích hợp triển khai tại một khu vực. Chưa kể chi phí để các doanh nghiệp sử dụng và duy trì hệ thống nước ngoài rất đắt đỏ, lên tới hàng triệu USD.
Tại Việt Nam, giải pháp Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS - Cloud Learning System (cls.vn) hiện đang được biết đến là giải pháp duy nhất phục vụ công tác đào tạo nhân sự và giáo dục trực tuyến. Hệ thống do OMT (omt.vn) phát triển được đánh giá là phù hợp với phần đông nguồn nhân lực Việt Nam do đặc tính thuần Việt và giao diện người dùng thân thiện, dễ sử dụng, các chi tiết phức tạp được giản lược đến mức tối đa. Đặc biệt, các giải pháp đào tạo nội bộ từ nội địa như CLS có chi phí rất thấp, chưa đến 10% so với việc thuê các giải pháp công nghệ nước ngoài.
Với giải pháp này, bài toán giảm thiểu chi phí và rủi ro trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại các doanh nghiệp có thể được giải quyết một cách triệt để. Đồng thời, tăng nhanh tốc độ tuyển dụng và hòa nhập nhân sự.
TẠM KẾT
Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ thành công, điều đó còn phụ thuộc vào tư tưởng sẵn sàng đổi mới, thái độ quyết liệt và triệt để của các doanh nghiệp trong việc chủ động cải thiện, thay vì trông chờ một cách bị động.
No comments:
Post a Comment