Theo như kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc với các doanh nghiệp lớn như Mobifone, VN Post, Vietcombank,... chúng tôi nhận ra rằng quy trình số hoá bài giảng điện tử thông thường bao gồm năm bước sau đây:
Bước 1: Lập kế hoạch
Bước 2: Xây dựng kịch bản chi tiết
Bước 3: Phát triển bài giảng elearning
Bước 4: Đánh giá và kiểm duyệt
Bước 5: Đưa bài giảng vào triển khai
Dựa trên mỗi nội dung bài học, khối lượng kiến thức mà các nhà số hoá sẽ lên kế hoạch thực hiện cho từng bước để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Để xây dựng nên một bài giảng hoàn chỉnh cần có sự tỉ mỉ trong từng bước thực hiện. Bất cứ sự thay đổi nào trong quy trình xây dựng bài giảng vạch ra ban đầu cũng cần có sự điều chỉnh và tổ chức lại cho hợp lý. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan khác nhau, mà nhiều khi quy trình này vô tình bị ảnh hưởng. Deadline trước mắt, nhà số hoá bài giảng cũng như doanh nghiệp đôi khi coi nhẹ và đốt cháy giai đoạn. Đây chính là nguyên do gây ra những sai sót, lỗi, sạn không đáng có.
Lập kế hoạch không rõ ràng
Trong giai đoạn này, cả các nhà số hoá lẫn doanh nghiệp sẽ cần nắm rõ thông tin về nội dung, mục tiêu hướng đến của bài giảng, thời gian xây dựng, … Tất cả những yếu tố cần thiết đều phải chuẩn bị trước khi lên nội dung và sản xuất bài giảng. Đối tượng mà bài giảng hướng đến là ai? Mục tiêu của bài giảng là gì? Nội dung bài giảng như thế nào? Đây chính là kim chỉ nam định hướng xuyên suốt trong cả bài giảng.
Lập kế hoạch không rõ ràng sẽ khiến cho sản phẩm cuối cùng dễ đi chệch hướng với nhu cầu đặt ra ban đầu.
Xây dựng kịch bản qua loa và không thống nhất
Kịch bản chính là xương sống của bài giảng. Nhà sản xuất sẽ dựa trên kịch bản nội dung cũng như những phần mô tả ban đầu để thiết kế bài giảng. Do đó, lên ý tưởng nội dung và thống nhất kịch bản là điều bắt buộc. Thông qua kịch bản, doanh nghiệp có thể hiểu được hướng xây dựng bài giảng mà nhà số hoá sẽ sử dụng. Đồng thời bước này, doanh nghiệp sẽ bày tỏ được mong muốn của mình. Sự tác động qua lại này sẽ giúp đôi bên hiểu được mong muốn của đối tác để xây dựng sản phẩm tốt nhất.Đôi khi vì quá vội vàng mà không có sự thống nhất kịch bản giữa doanh nghiệp với nhà số hoá. Do đó, sản phẩm tạo ra sẽ không làm hài lòng khách hàng. Cách thức truyền tải không thể hiện được hết nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm không làm hài lòng khách hàng, đó là một sản phẩm thất bại.
Bất ngờ rút ngắn thời gian sản xuất
Quá trình sản xuất cần có kế hoạch, dựa trên kế hoạch mà phân chia ra thành từng khâu, từng công đoạn sẽ là những ai phụ trách công việc gì, trong khoảng thời gian bao lâu. Dựa trên kế hoạch này, từng người sẽ có kế hoạch để hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhiều khi không tôn trọng quy trình này, đẩy nhanh tiến trình sản xuất mà không báo trước. Điều này khiến cho quy trình sản xuất thông thường bị phá bỏ. Vì quá gấp gáp nên chưa thể kịp sắp xếp nhân sự, mọi khâu bị gấp rút đẩy nhanh. Đây sẽ là một trở ngại nếu như Doanh nghiệp lựa chọn một nhà số hoá bài giảng chưa có nhiều kinh nghiệm.
Qua loa trong khâu kiểm duyệt
Kiểm duyệt là bước cuối cùng trong khâu sản xuất. Bước kiểm duyệt sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, từ màu sắc, hình ảnh đến âm thanh. Do đó, bất kỳ một sự cẩu thả nào trong quy trình này cũng là nguyên nhân dẫn đến sản phẩm không hoàn chỉnh.
Đánh giá và kiểm duyệt cần có sự tương tác giữa cả hai bên, từ nhà số hoá lẫn doanh nghiệp. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng đúng các tiêu chí thì cần có sự hợp tác nghiêm túc giữa cả hai bên.
Như vậy, đơn vị số hoá bài giảng và doanh nghiệp đều cần lưu ý lập kế hoạch sản xuất, chú ý đến quy trình cũng như tiến độ để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, cũng như lên kế hoạch cụ thể. Đây là điều mà cả nhà số hoá lẫn nhà doanh nghiệp cần đặc biệt tôn trọng. Nhà doanh nghiệp cũng cần lựa chọn nhà số hoá có nhiều kinh nghiệm để có thể giải quyết được mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. OES tự hào khi là đối tác của nhiều khách hàng lớn như Mobifone, VN Post, Vietcombank, SeABank, Fubon, Bảo Việt bank, … chúng tôi tự tin có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về số hoá bài giảng elearning, cũng như giải quyết tốt mọi vấn đề khúc mắc xảy ra trong quá trình sản xuất bài giảng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
No comments:
Post a Comment