Hệ thống E-learng LMS gồm những chi phí gì?

Hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS (Learning Management System) là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến E-learning. Có thể nói, hệ thống E-learning LMS là một phần không thể thiếu trong giải pháp E-learning. Vậy triển khai LMS bao gồm những chi phí gì?


Các khoản chi phí của hệ thống E-learning LMS

1. Chi phí thiết lập và đăng kí tài khoảnhe-thong-elearning-lms

Chi phí thiết lập hệ thống E-learning LMS khá đa dạng, phụ thuộc vào chủng loại, tính năng, add-on (chương trình bổ sung) và phiên bản cập nhật. Tùy vào các nhà cung cấp mà bạn sẽ phải đóng khoản phí này một lần duy nhất hoặc đóng định kì theo tháng/theo năm. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng thêm một số tính năng hỗ trợ, chẳng hạn như hỗ trợ qua email và điện thoại thì bạn sẽ phải trả thêm các khoản phí tương ứng.
Nhìn chung, khoản tiền mà bạn phải bỏ ra để thiết lập hệ thống là không hề nhỏ, do vậy bạn cần liệt kê các chức năng mà bạn mong muốn trước, theo thứ tự ưu tiên dựa vào khoản ngân sách cố định ban đầu. Đọc các review của khách hàng đã từng sử dụng hệ thống LMS từ nhà cung cấp mà bạn quan tâm cũng là điều vô cùng cần thiết.

2. Chi phí bình quân đầu người



chi-phi-lms-giai-phap-e-learning
Hiện nay trên thị trường có một số nền tảng LMS yêu cầu chi phí theo lượng người sử dụng hay số lượng tài khoản. Chi phí này áp dụng với các tổ chức thuê hệ thống E-learning trong một khoảng thời gian nhất định, khi doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng giải pháp E-learning lâu dài và thường xuyên, hoặc doanh nghiệp ít nhân viên.
Chi phí của loại hình thuê bao được tính dựa trên thời gian sử dụng và số lượng tài khoản mở cho học viên. Bên cạnh đó, tổ chức phải trả thêm chi phí trong trường hợp họ muốn tiếp tục sử dụng hệ thống sau khi hết thời hạn cho thuê.
->>>> Hệ thống E-learning LMS có những cách định giá nào?

3. Chi phí duy trì


chi-phi-lms-giai-phap-e-learning-2
Phát triển giải pháp E-learning, đặc biệt là hệ thống E-learning LMS không đơn giản chỉ kéo dài trong một vài ngày. Bạn cần bỏ ra một khoản chi nhất định cho việc duy trì và bảo trì hệ thống để học viên có được những trải nghiệm tốt nhất. Chi phí này sẽ chiếm khoảng 15-20%.
Chi phí này xảy ra khi các tổ chức thuê hệ thống từ nhà cung cấp dịch vụ, sau đó vì số lượng học viên tăng lên nên cần mua thêm tài khoản và mật khẩu cho họ học hoặc khi tổ chức cần nâng cấp và thêm một số tính năng để phục vụ nhu cầu đào tạo.

4. Chi phí nhân sự


he-thong-elearning-lms

Để đảm bảo hệ thống LMS hoạt động mượt mà, chắc chắn bạn sẽ cần một đội ngũ thường trực phải kể đến như: nhân viên IT, nhân viên cập nhật nội dung,.. Ngoài ra, bạn sẽ cần những nhân sự để hỗ trợ học viên sử dụng dụng hệ thống, hỗ trợ giải đáp thắc mắc, etc.

5. Chi phí khác

Bên cạnh 4 loại chi phí trên, bạn cần quan tâm đến nhiều khoản phát sinh khác, phải kể đến như chi phí cấp giấy phép và chi phí thuê chuyên gia phát triển nội dung.

Chi phí cấp giấy phép

Trong một vài trường hợp, nhà cung cấp LMS đòi hỏi bạn phải trả một khoản tiền cho việc sử dụng giấy phép định kì, thường sẽ thu theo năm. Do vậy, để tránh các khoản phát sinh không mong muốn, bạn cần xác nhận xem hệ thống E-learning LMS mà bạn lựa chọn sẽ thu phí một lần hay cần trả phí gia hạn cho giấy phép. Nếu phải gia hạn, hãy tìm hiểu kĩ lưỡng về chi phí và tần suất mà bạn phải trả.
Chi phí thuê chuyên gia phát triển nội dung

Để lên được nội dung cho bài giảng điện tử và cập nhật thường xuyên, bạn phải hiểu rõ người nghe của mình và từ đó xây dựng thông điệp mà mình muốn truyền tải. Trong khuôn khổ trường học, việc xây dựng nội dung chắc chắn không làm khó được các giảng viên, tuy nhiên, khi nói đến thiết kế bài giảng E-learning, nhiều giảng viên và nhà trường cũng phải "bó tay". Bởi vì để thiết kế được một bài giảng E-learning hấp dẫn, thú vị, với những tính năng hiện đại đòi hỏi người có chuyên môn cao.
->>>> Bạn đang kiếm tìm phẩm chất gì ở một nhà cung cấp dịch vụ thiết kế bài giảng E-learning?

No comments:

Post a Comment

Pages