Nếu doanh nghiệp đã từng tìm hiểu về E-learning hẳn sẽ cảm thấy khá quen thuộc với thuật ngữ “Moodle”. Trong bài viết dưới đây, OES sẽ cung cấp những thông tin cần biết về Moodle, giúp doanh nghiệp không còn bỡ ngỡ trong con đường đào tạo trực tuyến – E-learning.
1. Moodle là gì?
Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một phần mềm dành cho một hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS – Learning Managament System). Được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, Moodle hiện là phần mềm được sử dụng rộng rãi với hơn 100 ngàn trang web đăng ký sử dụng và hơn 180 triệu người dùng, tính đến năm 2020. Moodle nổi bật với thiết kế hướng tới giáo dục, vì thế nên đặc biệt dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục, như giáo viên, giảng viên Đại học, ….
Xem thêm: Những điều nhà trường cần biết về hệ thống quản lý học tập LMS
2. Các tính năng của Moodle
=> 10 đặc điểm mà hệ thống E-learning LMS cần có
Moodle được xây dựng nên với sự linh hoạt và đa dạng, có thể dễ dàng tương thích với nhiều người dùng. Với thiết kế dạng module, người dùng có thể bổ sung các tính năng bằng Plugin. Còn về thiết kế mặc định, Moodle có những tính năng chính sau đây:
Thiết kế hoàn thiện, tổng thể
- Giao diện thân thiện, sử dụng đơn giản, dễ dàng phù hợp với nhiều người dùng khác nhau
- Có thể áp dụng hiệu quả khi kết hợp các lớp học online với những lớp học truyền thống
- Giao diện quản lý thông minh, linh hoạt, tiện lợi.
- Các biểu mẫu đều được kiểm tra tính hợp lệ, các cookies và mật mã cũng được mã hóa
- Trang web có thể được soạn thảo bằng accsh sử dụng WYSIWYG HTML editor
Quản lý trang Web sử dụng Moodle
- Trang web luôn được Super Admin (được cấp quyền quản trị trong quá trình cài đặt) quản lý.
- Cung cấp nhiều tùy chọn về plug-in, cho phép người quản trị tùy chỉnh giao diện của trang web như: màu, font chữ, bố cục, ngôn ngữ, code… phụ thuộc theo nhu cầu.
Quản lý người dùng
- Hỗ trợ quản lý người dùng bằng các phương thức khác nhau thông qua các plug-in đã được xác thực cũng như bằng hệ thống xác thực sẵn có
- Học viên có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân qua Moodle, và đồng thời làm ẩn email nếu không muốn công khai thông tin cá nhân.
- Người dùng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau tùy vào tính chất của từng lớp học
- Admin luôn có quyền quản lý chặt chẽ
Quản lý khóa học trong Moodle
- Các khóa học đều được quản lý bằng người dùng được set vai trò Teacher (Giáo viên) và có thể được tùy chỉnh tùy vào từng khóa học
- Các hoạt động diễn ra trong lúc học như: làm bài tập, thuyết trình, kiểm tra, kết quả bài thi,…. đều được ghi lại bằng văn bản và thống kê trên biểu đồ
- Học viên có thể dễ dàng trao đổi và thảo luận thông qua module Chat, tương tác với nhau như trên nền tảng mạng xã hội qua module Forum, sử dụng module Lesson, Quiz, Resource, Wiki,… để ứng dụng các tài nguyên học tập. Tài liệu của Moodle luôn dồi dào và đồ sộ, có thể đáp ứng được bất kì thắc mắc nào của học viên.
1. Tải AppacheServer và cài đặt trước.
2. Tải Moodle về và giải nén.
3. Copy moodle vừa giải nén vào wwwroot và tạo folder moodledata trong wwwroot.
4. Mở trình duyệt web và gõ vào http://localhost/moodle/install.php .
5. Làm theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình.
Hoặc đọc tài liệu dưới đây để hiểu hơn về cách cài đặt: https://docs.moodle.org/39/en/Installing_Moodle
Xem thêm: Học tập trực tuyến – Xu hướng giáo dục thời đại 4.0
4. Ưu điểm của Moodle
- Moodle là nền tảng mã nguồn mở miễn phí nên chi phí đầu tư ban đầu thấp
- Dễ dàng cài đặt, thiết lập để có một nền tảng LMS “cơ bản” đáp ứng các nhu cầu dạy học trực tuyến, trao đổi, thi-kiểm tra, quản lý cơ bản
- Được cập nhật, nâng cấp thường xuyên. Phiên bản mới nhất của Moodle là ver 3.9 (tính đến 6/2020)
- Có cả app mobile (iOs, Android) bên cạnh nền tảng web-base
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau
- Phân quyền động, dễ dàng
- Có nhiều plugin có thể cài đặt thêm một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu riêng
- Có khả năng tương thích, kết nối với dữ liệu với các phần mềm khác
- Có cộng đồng hỗ trợ nhau khá mạnh
5. Nhược điểm của Moodle
- Giao diện cổ điển (nhiều text, ít hình ảnh), chưa thân thiện với học viên, đặc biệt là giao diện bài học trong các khóa học, mỗi module bài học là 1 giao diện riêng, đặc biệt là bài học tương tác dạng SCORM phải trải qua 2-3 bước để vào bài học, không thuận tiện như các giao diện LMS khác với outline khóa học hiển thị 1 bên, màn hình hiển thị bài học 1 bên rất trực quan cho người học
- Phần mềm được thiết kế cho nhiều cấp học nên chứa quá nhiều dữ liệu và các module tính năng thừa cho từng cấp học khiến giảm tốc độ truy cập, thao tác trải qua nhiều bước rườm rà. Có nhiều module chức năng không cần thiết nhưng không thể ẩn hay xóa khỏi màn hình hiển thị.
- Khó tùy chỉnh theo mong muốn của từng đơn vị, vì phải theo cấu trúc dữ liệu của moodle.
- Chưa tối ưu cho lượng truy cập lớn (Gói MoodleCloud cung cấp bởi Moodle chỉ hỗ trợ tối đa 500users, các Moodle Partner khác sẽ hỗ trợ lượng truy cập lớn hơn – theo https://moodlecloud.com/app/en/). Nhiều đơn vị đang sử dụng Moodle tại Việt nam đang có hiện tượng quá tải (treo, giật, out) khi upload nhiều dữ liệu hay có số lượng truy cập tại một thời điểm khi học, thi từ 200-300 users trở lên.
- Hệ thống Moodle tốn tài nguyên server/ hosting hơn nhiều so với hệ thống thông thường
- Mỗi khi tổ chức 1 lớp học lại phải tạo 1 khóa học mới trên hệ thống (dù khóa học đó được sử dụng nhiều lần) dẫn đến việc tốn tài nguyên lưu trữ server (Hệ thống Moodle tốn tài nguyên server/ hosting hơn gấp 2-3 lần so với hệ thống chuyên nghiệp khác) và khó kiểm soát các version chỉnh sửa, cập nhật.
- Không có sẵn các tính năng quản lý user theo kết cấu phòng ban/ khoa/ cơ sở/ hình thức học (ĐH, CĐ, Chính quy, liên kết, cao học, từ xa…), cần xây dựng thêm các hệ thống quản lý, báo cáo đầy đủ hơn….Chi phí cho IT customize không nhỏ mà hiệu quả chắc chắn không như ý muốn. Tuy chi phí ban đầu thấp nhưng tổng chi phí đầu tư ban đầu, tùy chỉnh và duy trì thường cao hơn so với đầu tư một hệ thống mới khác.
- Moodle không tối ưu streaming cho video (hiển thị video tùy theo chất lượng mạng để video được chạy ổn định liên tục)
- Moodle không chống download các bài giảng, tài nguyên nên các doanh nghiệp thường ít sử dụng
- Hệ thống dựa trên mã nguồn mở nên chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật thông tin.
No comments:
Post a Comment