7 lý do vì sao trường học nên ứng dụng hệ thống E-learning LMS

Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng rộng rãi các tài liệu kỹ thuật số và thay đổi nhu cầu của người học hiện đại, việc học tập trực tiếp với lớp học truyền thống trở nên ngày càng kém hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, nhiều trường học đã áp dụng hệ thống E-learning LMS (Learning Managament System) vào việc học của sinh viên, giúp giáo viên tiếp cận nhiều mô hình sư phạm khác nhau, cung cấp việc học cá nhân hóa, cũng như thu hút và kết nối sinh viên. Theo các nghiên cứu, 1/5 của tất cả các triển khai LMS đều diễn ra trong lĩnh vực giáo dục.

Trong bài viết này, hãy cùng OES khám phá những lợi ích mà Hệ thống E-learning LMS mang lại cho môi trường học tập, đặc biệt là tại các trường Đại học.


1. NHỮNG NHÓM SINH VIÊN KHÁC NHAU CÓ THỂ HỌC TẬP ĐỘC LẬP MÀ KHÔNG LÀM PHIỀN LẪN NHAU

Một hệ thống E-learning LMS hợp lí cho phép chuyển trường học sang định dạng kỹ thuật số bằng cách ghi nhớ các kiểu hình giáo viên được sử dụng trong hội đồng trường, khoa, lớp, đối với học sinh. Một giáo viên độc lập có thể quản lý nhiều lớp học một lúc với các chương trình giảng dạy riêng biệt, cùng lúc đó tính điểm, theo dõi điểm danh, đánh giá, báo cáo, tương tác với phụ huynh và học sinh,....Sự khác biệt mà hệ thống E-learning LMS đem lại nằm ở những cơ hội rộng lớn hơn, bao gồm cơ hội dạy học sinh trên toàn thế giới.

2. CÁCH TIẾP CẬN TỚI SINH VIÊN ĐƯỢC CÁ NHÂN HÓA

Dù là một giảng viên có nhiều kinh nghiệm tới đâu, không thể phủ nhận rằng quan tâm và đáp ứng nhu cầu học tập riêng của mỗi sinh viên trong lớp học 20-30 người là điều khá khó khăn với chỉ một giảng viên. Nhưng với hệ thống E-learning LMS, giảng viên chuyển sang một mô hình lấy sinh viên làm trung tâm, tập trung chủ yếu vào sinh viên. Người học đều được quan tâm đầy đủ và có những cơ hội bình đẳng, độc lập và phù hợp với nền tảng học tập sẵn có và khả năng của họ. Với hệ thống các lộ trình học LMS (một chuỗi các bước mà sinh viên cần thực hiện để vượt qua khóa học) và một loạt các định dạng nội dung có sẵn, giảng viên nay có thể cung cấp trải nghiệm học tập phù hợp, độc đáo, điều khó đạt được trong lớp học truyền thống.

3. TĂNG MỨC ĐỘ GẮN BÓ VÀ THAM GIA CỦA SINH VIÊN VỚI LỚP HỌC


Có bao giờ bạn nhận thấy hành vi của những sinh viên nhút nhát khác nhau như thế nào khi họ ở trong lớp học với bạn bè và khi họ tham gia lớp học trực tuyến? Đây là điều khá phổ biến với mỗi lớp học; luôn có những sinh viên kém tự tin hơn và gặp trở ngại trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể trong lớp học. Nhưng ở những lớp học online, họ có thể dễ dàng vượt qua sự ngại ngùng, nơi sinh viên có thể ngồi trên một chiếc ghế thoải mái trước màn hình và không sợ hãi bày tỏ suy nghĩ và quan điểm cá nhân. Bên cạnh đó, số lượng công cụ giao tiếp, được cung cấp bởi hệ thống E-learning LMS như trò chuyện (chat), diễn đàn (forum), cộng đồng xã hội, blog, wiki, v..v... giúp giảng viên thu hút cũng như tiếp cận và thấu hiểu những sinh viên kém tự tin hơn.

4. LINH HOẠT XÂY DỰNG CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ TẠO NÊN ĐỔI MỚI SƯ PHẠM

So với cách dạy tại lớp học truyền thống, giáo viên phải theo chương trình quy định, dạy trực tuyến, với sự trợ giúp của LMS, cho phép giáo viên thử nghiệm, áp dụng các mô hình và kỹ thuật học tập khác nhau như blended learning, rapid learning, storytelling, flipped learning, chơi game, social learning, v.v., từ đó tìm ra cách tiếp cận phù hợp trong trường hợp cụ thể đó.


5. HỆ THỐNG E-LEARNING LMS CUNG CẤP DỮ LIỆU THEO DÕI KHÔNG GIỚI HẠN

Hệ thống E-learning LMS cấp quyền truy cập cho giảng viên vào dữ liệu theo dõi không giới hạn, chẳng hạn như thời gian hoàn thành một bài tập hoặc bài kiểm tra cụ thể; tài liệu thống kê tải về, các hoạt động khóa học mới nhất, thống kê đường dẫn học tập, báo cáo hoàn thành, thống kê điểm người dùng,.v.v... Với những các dữ liệu có sẵn này, giảng viên không chỉ có thể cải thiện hiệu suất của học sinh bằng cách tìm ra lỗ hổng kiến thức mà còn tìm thấy những thiếu sót trong quá trình giảng dạy để tối đa hóa hiệu quả giảng dạy.

6. GIÚP PHỤ HUYNH CÓ THỂ THAM GIA VÀO LỚP HỌC 

Hệ thống E-learning LMS nào cũng có một tập hợp các vai trò được xác định trước, bao gồm vai trò của phụ huynh có thể đăng nhập vào hệ thống để kiểm tra sự tham dự của con cũng như theo dõi điểm số và giao tiếp với giáo viên hoặc phụ huynh khác. Bằng LMS, mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên - học sinh có thể trở nên tốt hơn, từ đó đạt được sự hiệu quả trong giao tiếp, vốn rất cần thiết và quan trọng trong giáo dục.

7. NHIỀU LỰA CHỌN TÙY CHỈNH

Điều tuyệt vời của hệ thống E-learning LMS là có thể được tùy chỉnh và tích hợp với với những tính năng của một số bên thứ ba để phù hợp với nhu cầu của trường học. 

Một ví dụ đến từ trường touch-typing Ticken của Hà Lan: Ngôi trường này bắt đầu dưới dạng một dự án nhỏ dựa trên Internet và hiện đang được giới thiệu cho hầu hết các trường học ở Hà Lan để dạy trẻ em gõ phím. Người sáng lập, Martin Beijer, không cài đặt LMS như mọi người khác; ông nhận ra một phương pháp giảng dạy độc đáo với sự trợ giúp của phiên bản LMS được tùy chỉnh theo ý mình. Nhóm đã phát triển cho Ticken một số tính năng độc đáo, bao gồm bàn phím trực tuyến, hệ thống đếm lỗi đánh máy và báo cáo hoạt động.

Nếu trường học vẫn còn băn khoăn rằng Có nên sở hữu riêng một hệ thống E-learning tùy chỉnh?, xem thêm tại đây.

Có thể thấy, E-learning, với những ưu điểm tuyệt vời của mình, không chỉ là một xu hướng giảng dạy mà đã dần trở thành một hướng đi giáo dục văn minh, tiện tích. Nếu nhà trường còn nhiều thắc mắc trong con đường xây dựng một hệ thống E-learning LMS hoàn chỉnh, đừng ngại liên hệ với CÔNG TY CP DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN - OES để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng dịch vụ nhé!


No comments:

Post a Comment

Pages