Quiz là các dạng câu hỏi có đáp án mà chúng ta thường gặp như multiple choice, trả lời đúng sai, sắp xếp thứ tự,…Xây dựng giải pháp E-learning cho người học rất dễ áp dụng, vì triển khai quiz không mất quá nhiều thời gian, tiến độ số hóa bài giảng sẽ được đẩy nhanh hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng câu hỏi quiz thu hút người học?
Gắn liền với mục tiêu khóa học
Mỗi khóa học đều được triển khai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nào đó của doanh nghiệp. Từng đối tượng kiến thức, kể cả những câu hỏi quiz đơn giản chỉ chiếm một vài phút trong khóa học cũng phải gắn liền với mục tiêu này. Ngay khi xác định được mục tiêu có thể đo lường được, hãy soạn các bộ câu hỏi đáp ứng những mong đợi của bạn với người học.
Đừng bao giờ xây dựng các câu hỏi nhằm mục đích giải trí, hay nội dung khai thác những chi tiết không thực sự cần thiết trong bài giảng. Điều này sẽ khiến người học phải hồi tưởng lại những nội dung không quan trọng, sai lệch trọng tâm của khóa học và tốn thời gian của bạn lẫn học viên.
Trộn lẫn nhiều thể loại câu hỏi
Khi sử dụng các phần mềm xây dựng giải pháp E-learning như iSpring Suite, Adobe Captivate, Articulate 360,.. để xây dựng bộ câu hỏi quiz, bạn có thể thấy nhà cung cấp đã phân loại các câu hỏi dựa trên nhiều hình thức khác nhau. Ở đây, OES sẽ lấy ví dụ với phần mềm iSrping Suite.
Ta có thể dễ dàng sử dụng nhiều loại câu hỏi như: câu hỏi “Đúng/Sai” , câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi tự luận, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi “Kéo – Thả”, câu hỏi Hotspot (câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh), … Kết hợp đa dạng các loại câu hỏi trên sẽ khiến người học hứng thú hơn với bài giảng, đồng thời sự đa dạng của câu hỏi sẽ tối đa hóa cơ hội học tập và đánh giá trình độ cho học viên.
Mẹo: Hạn chế câu hỏi dạng Đúng/Sai vì loại câu hỏi này thuộc dạng 50/50, đôi khi sẽ không thể đánh giá trình độ một cách chính xác.
Rõ ràng, chính xác, đúng trọng tâm
Xét cho cùng, các câu hỏi quiz là một công cụ để đánh giá kiến thức của người học về bài giảng, không phải khả năng đọc hiểu của họ. Do vậy các câu hỏi này phải luôn rõ ràng, chính xác, đề cập thẳng vào vấn đề không vòng vo và hạn chế “thách đố” khả năng đọc hiểu của người học.
Mẹo:
- Sử dụng từ ngữ đơn giản, phổ thông, tránh đưa những thuật ngữ chuyên ngành phức tạp (trừ những bài giảng chuyên môn cho từng phòng ban)
- Không dùng tiếng lóng và làm người học rối bời bởi các câu hỏi liên quan đến văn hóa vùng miền
- Hạn chế thuật ngữ phủ định sẽ làm người học khó hiểu. Nếu sử dụng từ phủ định trong câu hỏi, hãy nhớ viết hoa cả cụm từ đó lên nhé!
Chú trọng đến các phương án lựa chọn (áp dụng với dạng câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn)
Xây dựng những câu hỏi E-learning gắn với mục tiêu khóa học, rõ ràng và chính xác đã rất khó, nay viết các phương án lựa chọn còn khó hơn. Thật vật, khi xây dựng bộ câu hỏi quiz cho bài giảng, bạn cũng phải chú trọng đến cả những câu trả lời. Những tùy chọn trả lời này phải cân đối với nhau, không bị vô lý, sát với đáp án đúng và chứa các yếu tố gây nhiễu.
Mẹo:
- Sắp xếp vị trí của câu trả lời đúng khác nhau
- Các tùy chọn trả lời song song về ngữ pháp, cùng một độ dài, chứa cùng một lượng chi tiết và loại trừ lẫn nhau
- Tránh các thuật ngữ chỉ sự tuyệt đối chỉ có thể đúng hoặc sai và không có ngoại lệ (tất cả, chỉ, không bao giờ, mỗi, duy nhất, phải,..)
- Xây dựng 3 đến 5 lựa chọn cho mỗi câu hỏi
Củng cố phản hồi khi xây dựng giải pháp E-learning
Ngay khi xây dựng xong các câu hỏi cùng các tùy chọn trả lời, hãy xem xét kĩ lưỡng phản hồi thông tin. Thay vì những phản hồi đơn giản thường thấy như: đúng, sai, chưa xác,.. hãy đầu tư hơn vào các phản hồi này bằng cách bổ sung thêm những lý do, chỉ ra thông tin gây nhiễu ở mỗi tùy chọn.
Mẹo: Tận dụng phản hồi để tạo động lực cho người học. Bạn có thể thêm những cụm từ như: Tuyệt vời, Cố gắng thêm nữa bạn nhé!,.. thay vì những câu phản hồi có phần khô cứng như trên.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm về cách xây dựng giải pháp E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Giải pháp E-learning cho doanh nghiệp: Microlearning là gì?
No comments:
Post a Comment