COVID-19 khiến bài toán nhân sự trở nên “đau đầu” với các doanh nghiệp khi vừa phải đảm bảo công việc cho người lao động, vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh. Đứng trước những khó khăn đó, công tác đào tạo & phát triển nguồn nhân lực đã có những bước chuyển mình như thế nào để phù hợp với yêu cầu của xã hội?
Trực tuyến hóa công tác đào tạo
Đào tạo vốn là 1 hoạt động quan trọng nếu doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng nguồn lao động hiện có. Hoạt động này nên được tiến hành thường xuyên để đảm bảo tính liên tục, tránh việc khiến người lao động bị mai một kiến thức, không cập nhật kịp những yêu cầu của công việc.
Tuy vậy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến hết sức phức tạp, Nhà nước khuyến cáo hạn chế tập trung đông người cũng như giữ khoảng cách cần thiết, việc mở lớp đào tạo theo hình thức truyền thống quen thuộc không phải là lựa chọn thông minh. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn trực tuyến hóa công tác đào tạo, tức là sử dụng hệ thống đào tạo trên nền tảng online thông qua e-Learning. e-Learning cho phép người dùng truy cập tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào với tần suất không hạn chế. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể áp dụng với quy mô nhân sự lớn, độ phân bố rời rạc mà vẫn đảm bảo được tiến trình, chất lượng đào tạo thông qua hệ thống kiểm tra, đánh giá được lồng ghép ngay trong lúc học.
Thực tế, e-Learning đã và đang phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây nhờ vào những ưu điểm mà hình thức này mang lại. Tính kinh tế là ưu điểm lớn nhất khi doanh nghiệp có thể tối ưu nhiều nguồn lực cần cho đào tạo nội bộ như chi phí, thời gian và con người, từ đó tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn cho tổ chức.
Chuyển đổi hình thức làm việc - Work from home
Cũng xuất phát từ yêu cầu hạn chế tiếp xúc ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm, không ít doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức “work from home”, cho phép nhân viên làm việc không tập trung. Nhân sự vẫn phải đảm bảo tiến độ làm việc như bình thường, báo cáo hoạt động thông qua các hệ thống quản lý online.
Chú trọng quản lý và khen thưởng dựa trên hiệu suất
Việc chuyển đổi hình thức làm việc đặt ra nhiều vấn đề về cách thức quản lý cũng như đánh giá chất lượng công việc của người lao động. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể đánh giá chính xác hiệu suất, chất lượng công việc để có những đãi ngộ phù hợp nhất với nhân sự?
Một là, liên kết linh hoạt, rõ ràng các mục tiêu của nhân viên với ưu tiên của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cả 2 bên có những động thái kịp thời trước những biến đổi của thị trường, xã hội, cũng như có những điều chỉnh hợp lý giúp doanh nghiệp đứng vững và ngày càng phát triển.
Hai là, quản lý công việc thông qua các hệ thống phần mềm online sẽ giúp nhà quản lý nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả dù nhân sự hoạt động không tập chung. Thậm chí, cách thức quản lý này còn hiệu quả hơn thông thường khi mọi thứ đều minh bạch, rõ ràng trên hệ thống, ít có sự can thiệp chủ quan của con người.
Ba là, chú trọng vào kết quả làm việc, cống hiến của nhân viên. Khi đã chuyển sang làm việc từ xa, hãy tập trung vào kết quả tối đa nhất có thể và có những khen thưởng đúng người, đúng thời điểm. Việc này sẽ khiến nhân viên cảm thấy những cống hiến của mình được tổ chức coi trọng, từ đó sẽ ngày càng phát huy tốt hơn nữa năng suất và chất lượng lao động của bản thân.
Trước tình hình khó khăn do tác động của dịch bệnh, doanh nghiệp cũng cần có những bước chuyển mình phù hợp để không bị bỏ lại phía sau trước những đối thủ cạnh tranh. Cần chú trọng đào tạo & phát triển nguồn nhân lực để biến nhân sự trở thành mũi nhọn, lợi thế cạnh tranh của tổ chức cũng như sẵn sàng cho kế hoạch trở lại mạnh mẽ hơn hậu COVID-19.
Hưởng ứng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tái khởi động sau thời gian dịch bệnh, OES cùng 4 đơn vị đối tác khác (Cefacom, MODIAZ, SkillHub và Legend Media) đã ký kết Dự án hỗ trợ doanh nghiệp sau COVID-19 dưới sự bảo trợ từ tổ chức Cefacom, mở ra những cơ hội phát triển mới cho các doanh nghiệp giai đoạn hiện tại, trong đó có hoạt động đào tạo & phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Liên hệ ngay OES để tìm hiểu thêm về chương trình hỗ trợ này!
No comments:
Post a Comment