Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng như những tác động không thể tránh khỏi của đại dịch COVID-19 thời gian gần đây, không khó để thấy rằng e-Learning đã, đang và sẽ trở thành xu hướng đào tạo nhân sự hiệu quả trong năm 2021 cũng như tương lai.
Tối ưu hóa nguồn lực cần thiết dành cho đào tạo nhân sự của doanh nghiệp
Điểm mạnh nhất mà e-Learning mang lại cho doanh nghiệp chính là lợi ích về chi phí. Bài toán chi phí vốn là 1 vấn đề đau đầu của mỗi doanh nghiệp khi triển khai công tác đào tạo & phát triển nhân sự sẽ được giải quyết gần như triệt để khi áp dụng e-Learning. Doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả chi phí cho việc xây dựng hệ thống bài giảng được số hóa và phí duy trì nhỏ nhưng có thể sử dụng lâu dài và không giới hạn số lần truy cập. Điều này khác hoàn toàn so với các lớp đào tạo truyền thống khi phải bỏ ra quá nhiều chi phí từ lương giảng viên, địa điểm tổ chức, chi phí in ấn tài liệu…..
Ngoài ra, e-Learning cũng giải phóng yếu tố con người trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Không yêu cầu nhân sự tổ chức, đứng lớp giảng dạy…. mọi người có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc chính của mình nhưng vẫn có thể tiếp thu những kiến thức mới theo nhu cầu của bản thân cũng như kế hoạch của nhà quản lý.
Đảm bảo tính hệ thống, linh hoạt và đánh giá, đo lường kết quả đào tạo
Điểm mạnh thứ hai là tính đồng bộ của hệ thống bài giảng. e-Learning cho phép doanh nghiệp đạt được tính đồng bộ trong kiến thức đào tạo mà phương pháp truyền thống không thể. Trong trường hợp muốn cập nhật, bổ sung nội dung cần thiết, doanh nghiệp có thể thực hiện một cách linh hoạt, dễ dàng và dĩ nhiên, vẫn đảm bảo tính đồng bộ tới từng học viên.
Tính linh hoạt cũng là 1 ưu điểm khiến e-Learning trở thành xu hướng đào tạo nhân sự thời điểm hiện tại. Với việc trao quyền chủ động vào tay người học, e-Learning cho phép bạn có thể linh hoạt thời gian và tần suất học tập phù hợp với trình độ, lịch trình của bản thân mà không e ngại ảnh hưởng tới những người khác.
Tuy cho phép nhân sự quyền chủ động trong học tập, đào tạo trực tuyến thông qua e-Learning vẫn có cách giúp nhà quản lý đánh giá, đo lường kết quả đào tạo một cách khách quan qua các bài kiểm tra, đánh giá trong mỗi khóa học.
Cho phép áp dụng đối với quy mô nhân sự lớn, độ phân bố không tập trung
Nếu trong vai trò là 1 nhà quản lý nhân sự phải đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho việc đào tạo nguồn nhân lực có quy mô lớn, bạn sẽ chọn mở lớp đào tạo hay e-Learning?
Nếu tiềm lực tài chính và con người mạnh, đồng thời ưu tiên tính tương tác giữa người học và người dạy, đào tạo truyền thống là 1 lựa chọn khá ổn. Tuy vậy, 1 nhà quản lý thông mình là người biết khai thác thế mạnh của thời đại công nghệ 4.0 một cách đúng đắn và phù hợp. Đào tạo nhân sự chính là cơ hội để công nghệ 4.0 tỏa sáng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí tối ưu. e-Learning khiến nhà quản lý không phải bận tâm về giới hạn quy mô mỗi lớp học và thậm chí là cả tính tương tác khi đang ngày càng phát triển nhiều định dạng mới.
Tạo ra môi trường đào tạo an toàn, thuận tiện
Trong bối cảnh cả nước đang chịu những tác động khó khăn từ đại dịch COVID-19, e-Learning chính là điểm sáng giúp các doanh nghiệp duy trì, thậm chí là phát triển nguồn nhân lực nội bộ của mình. Học viên sẽ không phải đến các lớp đào tạo tập trung đông người mà có thể tiếp thu kiến thức thông qua các thiết bị có kết nối Internet. Việc này giúp hạn chế tối đa khả năng lây lan trong thời điểm dịch bệnh, xa hơn nữa là thuận tiện cho người học có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào thích hợp.
Với những lý do kể trên, e-Learning thực sự là xu hướng đào tạo nhân sự trong 2021 và cả tương lai xa hơn nữa. Bằng việc áp dụng xu hướng đào tạo nhân sự này trong nội bộ doanh nghiệp, nhà quản lý hoàn toàn có thể duy trì và phát triển chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả mà không cần phải lo lắng đến các vấn đề không thể giải quyết thông qua phương thức truyền thống.
Liên hệ OES - Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để hiểu rõ hơn về e-Learning - xu hướng đào tạo của thời đại công nghệ số!
No comments:
Post a Comment