Mục tiêu học tập cung cấp những thông tin và mô tả tổng quan nhất về những gì bạn thu về được sau khoá học. Công việc này nghe có vẻ đơn giản và ngắn gọn. Quả thực là đúng như vậy. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến các vấn đề khác phát sinh. Bạn phải gói gọn nội dung của cả một khoá học trong vài câu ngắn gọn và vẫn đảm bảo thu hút sự quan tâm của nhân viên, người học.
Việc xác định rõ mục tiêu của việc tham gia E-learning cho doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ học tập và tiếp thu kiến thức chủ động hơn. Vì thành quả và giá các giá trị của một khoá học là vô hình nên càng cần phải làm sáng tỏ mục tiêu học tập để tránh dẫn đến sự chán nản và mệt mỏi của người học.
Việc xác định mục tiêu của khoá học chỉ là một công việc nhỏ trong quá trình xây dựng bải giảng E-learning nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự thành công của khoá học. Bạn có thẻ tham khảo các bước dưới đây để tối ưu hoá cho lời giới thiệu mục đích của các khoá học trực tuyến.
1. Sắp xếp mục tiêu học tập tương xứng với mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu khi áp dụng E-learning cho doanh nghiệp là nhằm cải thiện năng suất và bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên. Vì vậy, mục tiêu của khoá học phải gắn liền với mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp. Việc đề ra một mục tiêu trong tương lai cho doanh nghiệp có thể sẽ là một khởi đầu tốt: Bạn kì vọng công ty đạt được điều gì tỏng vòng X tháng tới. Hãy nhớ càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt!
Sau đó, đối chiếu với năng suất và biểu hiện của các nhân viên, xem xét những kỹ năng nào họ còn thiếu và cần bổ sung để đạt được mục tiêu của công ty trong thời gian tới. Sau khi hoàn thành các bước xác định, cần đảm bảo mục tiêu của khoá học và mục tiêu đào tạo E-learning bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
2. Đơn giản và ngắn gọn
Khi viết lời giới thiệu cho khoá học, việc dài dòng và lan man là tối kị vì không có hiệu quả và không hấp dẫn người xem. Một đến 2 câu là một độ dài lý tưởng. Trong khi đó, bạn vẫn phải đảm bảo nội dung không quá chung chung, mức độ chi tiết phù hợp. Để đạt được điều này, thay vì đi vào chi tiết nội dung của các bài học, bạn chỉ nên tập trung vào thành quả đạt được sau khoá học. Ngôn từ sử dụng đơn giản, dễ hiểu và tuyệt đối không phóng đại, nói quá.
Bạn có thể sự dụng một format chung khi viết lời giới thiệu cho các khoá học, bao gồm thời gian, đối tượng tham gia, sử dụng động từ để biểu diễn thành quả đạt được cùng các thông tin phụ khác giúp hoàn thiện phần mô tả.
Một ví dụ điển hình thường thấy ở phần mở đầu các khoá học là: "Sau khi hoàn thành khoá học (khung thời gian), các nhà quản lý dự án (đối tượng khoá học) có thể biết cách uỷ thác và giao phó công việc hiệu quả hơn (chi tiết về khoá học)."
3. Cụ thể
Mục tiêu học tập cần chỉ ra những điểm cụ thể cần phải đạt được. Theo đó, người học sẽ có hình dung rõ ràng hơn về khoá học và có động lực hơn. Bằng cách đề cập đến vấn đề họ đang thiếu, đang có nhu cầu học sẽ giúp người học xác định được mục tiêu học cho bản thân và chủ động hơn trong khi học.
Ví dụ, công ty của bạn có kế hoạch tăng doanh thu trong tháng tới. Đầu tiên, bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của khoá học này là cải thiện kỹ năng bán hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nói cụ thể hơn bằng cách chỉ rõ kĩ năng nào được đào tạo và nhân viên cần phải cải thiện sau khoá học này, về kiến thức sản phẩm hay nghệ thuật thuyết phục người khác...
Để có một khoá học cung cấp đúng và đủ những kiến thức mà nhân viên đang thiếu, cách duy nhất là quan sát từ công việc thực tế, đưa ra đánh giá và xác định nội dung cần được tập trung đào tạo.
Sau bước này, lời mở đầu của bạn sẽ cụ thể và rõ ràng hơn: "Sau khoá đào tạo kỹ năng bán hàng trực tuyến này, nhân viên bán hàng sẽ có khả năng phân xác định được sự khác biệt giữ các dòng sản phẩm mới với đối thủ cạnh tranh". Rõ ràng, lời dẫn trên cụ thể và hiệu quả hơn rất nhiều so với "cải thiện kĩ năng bán hàng".
4. Thực tế
Đặt ra một mục tiêu cao thường có tác dụng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đào tạo, đề ra mục tiêu học thực tế sẽ có hiệu quả hơn.
Trong bước trước, sau khi thống kê và nghiên cứu nhu cầu đào tạo của nhân viên, bạn có thể xác định được trình độ của nhân viên. Nhờ đó, mục tiêu học tập của bạn khi đề ra sẽ có cơ sở và khả năng thực hiện hơn. Mục tiêu lý tưởng nhất là đảm bảo đủ thử thách, khó khăn cho nhân viên, đồng thời vẫn tạo động lực phấn đấu giữa mọi người.
Để tìm được mục tiêu thực tế và lý tưởng, bạn có thể nhờ vào công cụ đánh giá E-learning trên hệ thống LMS. Nếu tỉ lệ thất bại của khoá học cao, bạn sẽ cần phải suy nghĩ lại về kế hoạch của khoá học, đặt ra một mục tiêu khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, với công cụ báo cáo trên LMS, bạn cũng có thể biết được liệu bài học có quá dễ so với trình độ của người học không.
5. Sử dụng từ ngữ phù hợp
Mục tiêu của việc học và cải thiện kiến thức, kỹ năng sẽ tạo động lực cho nhân viên tham gia các khoá đào tạo bằng cách chỉ rõ kết quả và thành tựu có thể đạt được sau khoá học. Từ ngữ bạn sử dụng để miêu tả mục tiêu học tập sẽ tạo nên sự rõ ràng cho thông điệp của bạn.
Quy tắc chung là tránh sử dụng các từ ngữ chung chung như học, hiểu, nhận biết... . Thay vào đó, bạn nên sử dụng các động từ chỉ hành động và biểu hiện mức độ cụ thể hơn.
Bạn có thể so sánh sự khác biệt khi đọc 2 câu sau:
- Nhân viên sẽ hiểu những công đoạn xử lý rác thải.
- Nhân viên sẽ có thể áp dụng quy trình xử lý rác thải.
Bạn có thể nghĩ rằng, khoá học tốt thì sẽ tự khắc thu hút được sự quan tâm của người học, nhưng thật ra không phải như vậy. Trong khoá học, bạn có thể cập nhập những kiến thức và công nghệ hiện đại nhất. Nhưng nếu các nhân viên không nhận ra sự cần thiết và lợi ích của việc học những kiến thức này, họ sẽ không cố gắng hết sức khi học. Việc cải thiện kỹ năng viết và xác định mục tiêu học tập cho các khoá học E-learning cho doanh nghiệp sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng của đào tạo trong doanh nghiệp cũng như chất lượng đầu ra của nhân viên.
Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu triển khai hệ thống E-learning và chưa từng có kinh nghiệm? Hãy liên hệ ngay với OES, Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình!
No comments:
Post a Comment