Những lưu ý trong triển khai Gamification khi xây dựng hệ thống E-learning

Bạn đang xây dựng hệ thống E-learning và tìm kiếm một trò chơi phù hợp với bài giảng trên hệ thống này? Việc triển khai Gamification một cách bài bản và nghiêm túc sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình triển khai một cách cụ thể hơn.

Các bài giảng có kết hợp trò chơi dưới dạng trò chơi học tập, ôn luyện kiến thức là một trong những công cụ đào tạo hiệu quả nhất. Nhiều công ty đã sử dụng hình thức đào tạo này vào văn hoá đào tạo của doanh nghiệp và thu được nhiều lợi ích đáng kể từ hình thức học tập này.
  • Giúp nhân viên học hỏi thêm nhiều kiến thức mới kịp thời và ứng dụng các kỹ năng vào công việc.
  • Giúp người học cuốn hút hơn vào bài giảng và tạo động lực phấn đấu cho người học.
  • Tạo sự kết nối thân thiết với người học thông qua các trò chơi.
  • Chia nhỏ các kiến thức phức tạp, khó hiểu thành từng phần nội dung dễ tiếp cận hơn.
  • Cho phép nhân viên tiếp xúc với các tình huống trong thực tế thông qua các tình huống giả tưởng và có thực hành.
  • Định hướng nhân viên phát triển bản thân.
  • Cung cấp phương pháp học có sự tương tác cao, thú vị và lôi cuốn...
xay-dung-he-thong-e-learning

Dựa trên mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh mà ưu điểm của gamification trong xây dựng hệ thống E-learning doanh nghiệp sẽ được phát huy ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển trò chơi sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Luôn có sự đề phòng chuẩn bị sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua mọi trở ngại.
Sau đây là danh sách những khó khăn bạn có thể gặp phải trong quá trình xây dựng gamification cho bài giảng E-learning.

1. Cân bằng giữa yếu tố giải trí và giá trị học thuật

Một trong những khó khăn lớn nhất của việc tổ chức trò chơi trong bài giảng là việc kết hợp hài hoà giữa sự vui vẻ của trò chơi với việc tiếp thu kiến thức cần thiết. Xây dựng mục tiêu đào tạo và thiết kế trò chơi có đẹp có thể giúp cân bằng mọi thứ và không lo bị đi sai hướng.
Việc triển khai game sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết mình muốn đạt được mục tiêu gì sau khoá học và làm rõ mục tiêu này với những người tham gia vào khoá học. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp công việc triển khai được thuận lợi hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hoàn thành tốt việc lên kế hoạch và định hướng bài giảng trong những bước khởi đầu của quá trình xây dựng hệ thống E-learning.

2. Lựa chọn nền tảng E-learning phù hợp

Các trò chơi có thể diễn ra online hoặc offline. Bạn có thể triển khai game ngay trên máy tính, thiết bị di động của người học. Trên mỗi nền tảng sẽ mang lại một trải nghiệm học tập khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần xây dựng nền tảng phù hợp sớm để có thể thiết kế, tuỳ chỉnh, phát triển gamification hay bài giảng sau đó.
Nhân viên thường sẽ thích được trải nghiệm trên nhiều nền tảng khác nhau, phù hợp với mọi mục đích và hoàn cảnh của họ. Điều này giúp họ tận dụng được thời gian để học hiệu quả hơn, tiện lợi hơn và có thể học theo đúng tiến độ mà họ mong muốn. Bên cạnh đó, người học có thể tự kiểm soát tốc độ học và chất lượng học của họ, giúp họ có thấy tin tưởng hơn và có động lực học tập hơn.

3. Cung cấp tài liệu đến người học

Việc lựa chọn thời điểm, phương thức để gửi tài liệu học tập cho nhân viên mà không khiến người học bị quá căng thẳng và áp lực vô cùng khó. Bạn muốn để nhân viên của mình được tự phát triển theo hướng cá nhân hoá và chuyên nghiệp nhưng vẫn phải dảm bảo các công việc thường ngày đầy đủ. Hãy lưu ý đến lịch trình làm việc của nhân viên trước khi cung cấp một khoá học, tránh những lúc họ quá bận khiến hiệu quả đào tạo giảm.
Không nên tạo áp lực và yêu cầu quá khắt khe về nhiệm vụ hoàn thành khoá đào tạo tại những thời điểm bận rộn nhất của nhân viên, ví dụ như cuối năm hay là ngay trước deadline của dự án, buổi họp quan trọng nào đó. Bên cạnh đó, cần cân nhắc đến việc chia nhỏ nội dung bài giảng, phân nhỏ cấp độ của game để đưa ra rải rác vào những thời điểm phù hợp.

4. Tiết kiệm chi phí

Có rất nhiều cách triển khai gamification mà bạn có thể lựa chọn với chi phí tối ưu nhất. Bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn những nền tảng có chi phí thấp hoặc là miễn phí có thể hỗ trợ hình thức game mà bạn yêu cầu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những nền tảng này không cho phép bạn hiệu chỉnh và thiết kế cá nhân hoá nhiều.
Bạn cũng có thể tạo game riêng của mình. Việc này sẽ cần có một quá trình triển khai hoàn toàn khác. Bạn cần đảm bảo rằng hình thức game này phù hợp với công ty, tham khảo ý kiến của các nhân viên để tìm ra mục tiêu đào tạo phù hợp và không nên cứng nhắc trong quá trình triển khai gamiffication.

5. Xác định mục tiêu đào tạo đúng đắn, phù hợp

Biết được kỹ năng và kiến thức nào các nhân viên còn thiếu và những mục tiêu bạn muốn game đạt được là những ưu tiên quan trọng hàng đầu. Mục tiêu chính của gamiffication là gia tăng năng suất của nhân viên và từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Bạn có thể tổ chức một buổi họp để bàn về kế hoạch xây dựng hệ thống E-learning và triển khai gamification phục vụ cho mục đích đào tạo. Ngoài ra, cũng có thể phát phiếu câu hỏi hay tạo một nhóm chat trên mạng xã hội để cùng thảo luận. Càng hiểu rõ mong muốn của nhân viên, bạn sẽ càng có sự chuẩn bị và lên kế hoạch tốt hơn. Từ đó, dem lại nhiều giá trị hữu ích cho nhân viên thông qua việc đào tạo.

6. Tạo một môi trường game hợp lý

Để giúp cho nhân viên được kết nối chặt chẽ hơn với việc tham gia các trò chơi, bạn sẽ cần tạo một cốt chuyện hấp dẫn, thu hút và đặt người xem, khách hàng làm trung tâm của câu truyện. Trò chơi được thiết kế lần lượt từng cấp độ và giúp người chơi nhận biết, ghi nhớ những kiến thức mấu chốt mà người chơi có thể áp dụng được ngay vào trong công việc thường ngày.
Nếu bạn cung cấp quá nhiều thông tin, dữ liệu cùng một lúc, người chơi sẽ nhanh cảm thấy chán nản và quá tải. Ngược lại, nếu trò chơi quá đơn giản và dễ dàng, người học, người chơi sẽ không còn cảm thấy hứng thú nữa. Để có mức độ khó, thử thách phù hợp với mỗi người, bạn có thể đưa ra một vài câu hỏi có các phương án lựa chọn giúp định vị kiến thức của người học để lựa chọn những câu hỏi phù hợp.

7. Tạo ra các hướng học tập cá nhân 

Với những mức độ hiểu biết và nhu cầu khác nhau, gamification sẽ có những trò chơi, câu hỏi phù hợp với từng đối tượng. Trong môi trường làm việc ưu tiên doanh số, doanh thu lên hàng đầu, giải pháp đào tạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Và doanh nghiệp thì luôn mong muốn sẽ đáp ứng được chính xác nhất nhu cầu của của nhân viên. Vì vậy, việc triển khai các hướng trò chơi cá nhân hoá dựa trên nhu cầu và phong cách của từng cá nhân vô cùng quan trọng. Không nên lựa chọn nhình thức triển khai áp cho tất cả vì có thể làm giảm chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo.

8. Thu thập dữ liệu

Việc ứng dụng công nghệ vào quy trình đào tạo doanh nghiệp có một lợi thế lớn: thu thập dữ liệu và thông tin nhanh chóng, kịp thời. Trong một lớp học, người phụ trách giảng dạy lớp học thường dựa vào các bài kiểm tra để đánh giá năng lực và kiến thức của người học.
Ngược lại, các trò chơi có thể được thiết kế theo các ma trận khác nhau giúp đánh giá đầy đủ hơn về người học. Việc thu thập thông tin vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong triển khai gamification. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các trò chơi của bạn được thiết kế nhằm mục đích thu thập được những thông tin quan trọng từ các cấp độ, câu hỏi.

9. Gửi phản hồi

Điểm cộng lớn của gamifiaction là bạn có thể phản hồi lại người học, người tham gia ngay lập tức. Tạo một số điểm chốt giúp bạn dễ dàng nhận biết mức độ hoàn thành và chất lượng học tập của họ. Từ đó, bạn có thể gửi phản hổi ngay lập tức về những hạn chế và cung cấp thêm các kiến thức cần thiết để cải thiện.

10. Phát triển và cải thiện

Nếu bạn đã thành công trong việc hoàn thành 9 thử thách đầu tiên của quá trình triển khai gamification nói trên, đây là lúc bạn sẽ có những bước cải tiến và hoàn thiện cho trò chơi. Sẽ luôn có những điểm cần cải thiện để trò chơi hoàn hảo hơn. Hãy đảm bảo rằng luôn kiểm tra, rà soát và quản lý người tham gia, hỏi ý kiến và phản hồi của họ về trò chơi để có những cải thiện kịp thời.

xay-dung-he-thong-e-learning

Gamification là một công cụ tuyệt với giúp bạn cải thiện năng suất của người lao động và nhân viên cảm thấy hài lòng, thoải mái hơn trong quá trình làm việc. Và ý kiến của những người trực tiếp tham gia sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình triển khai. Luôn nhớ rằng xây dựng hệ thống E-learning là một quá trình và bạn không cần phải làm mọi thứ hoàn hảo. Thay vào đó, cố gắng đưa đến nhứng nội dung bổ ích, có hiệu quả đối với doanh nghiệp và nhân viên.

Để nhận được sự tư vấn kịp thời, hãy liên hệ ngay với OES, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực triển khai phần mềm E-learning và bài giảng trực tuyến với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm

Xem thêm: Bỏ túi 8 mẹo giảm thời gian học trên phần mềm E-learning.

No comments:

Post a Comment

Pages