Gamificaiton và Microlearning: Sự kết hợp đào tạo hiệu quả trong E-learning cho doanh nghiệp

Sự phát triển và phổ biến của điện thoại thông minh đã góp phần làm thay đổi cách chúng ta học tập. Chiến lược cải thiện trải nghiệm học tập trung trên nền tảng các thiết bị di động ngày càng phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp các phương án triển khai kết hợp Gamification và Microlearning trong E-learning cho doanh nghiệp để cải thiện trải nghiệm của người học.

Trong các thiết kế tối ưu hoá trải nhiệm người dùng, các nhà sản xuất và triển khai E-learning cho doanh nghiệp đưa ra các giải pháp học tập và hỗ trợ người học. Trong những năm qua, chúng ta có thể thấy có nhiều xu hướng đã diễn ra:
  • Bước chuyển mình từ eLearning cổ điển theo phương pháp triển khai truyền thống đến học trên nền tảng di động.
  • Sự phổ biến rộng rãi của việc học trên di động đã tạo nền tảng phát triển của các công nghệ như Microlearning trong đào tạo doah nghiệp.
  • Đồng thời, sự ứng dụng của Gamificaiton trong E-learning cho doanh nghiệp cũng đang trên đà phát triển. Gamification cũng được sử dụng thành công trong việc xây dựng các bài giảng cuốn hút và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của đạo tạo nội bộ.
Hiện nay, sự kết hợp giữa 2 xu hướng này trong chiến lược đào tạo đã bắt đầu được ứng dụng trong các khoá đào tạo của nhiều doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên và đẩy mạnh lợi nhuận trên chi phí (ROI). Bài viết này sẽ chỉ ra các giá trị riêng của từng phương thức kết hợp và ưu điểm của việc kết hợp Gamification và Microlearning trong E-learning cho doanh nghiệp.

e-learning-cho-doanh-nghiep

Microlearning

Khác với E-learning truyền thống, Microlearning cung cấp các đơn vị bài học theo phạm vi nhỏ hơn và ngắn gọn, trọng tâm hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một dạng cắt gọn, rút ngắn của E-learning. Thay vào đó, mỗi đơn vị bài giảng được thiết kế riêng để đáp ứng một yêu cầu cụ thể.
Microlearning có thể giải quyết vấn đề người học không thể tập trung trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời, nó cũng cải thiện tình trạng "học trước quên sau", giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn.
Việc ứng dụng Microlearning cũng vô cùng đa dạng. Ngoài việc là một phần trong các lộ trình đào tạo bài bản, Microlearning được thiết kế để hỗ trợ người học kịp thời ngay tại thời điểm họ cần. Trong quá trình làm việc, nếu có vướng mắc và khó khăn gì, nhân viên có thể truy cập vào kho dữ liệu với các vấn đề được thiết kế chia nhỏ, giúp người học ứng dụng được ngay sau khi xem bài giảng.

Gamification

Gamification ứng dụng các trò chơi kết hợp cùng nhiều yếu tố kiến thức để tạo nên trải nghiệm học tập thú vị và lôi cuốn. Ưu điểm của hình thức này là sự linh hoạt trong cách ứng dụng để đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Để có thể xây dựng Gamification hiệu quả trong bài giảng E-learning, bạn có thể tham khảo những lưu ý về hình thức này tại đây. Ngoài ra, trong quá trình tạo lập các phần chơi trong hệ thống bài giảng E-learning, có một số yêu tố quan trọng sau không thể bỏ qua:
  • Thử thách (mục tiêu bài học)
  • Cấp độ (lộ trình học tập)
  • Phàn hồi (giúp hỗ trợ quá trình học)
  • Điểm số (đánh giá mức độ hoàn thành)
  • Phù hiệu (ghi nhận thành tích)
  • Bảng thành tích (phục vụ cho việc phân tích và đánh giá)
  • Sự cạnh tranh (thúc đẩy sự tham gia hưởng ứng)
  • Sự kết nối, cộng tác (nâng cao tinh thần đồng đội)
Khi doanh nghiệp muốn khuyến khích và động viên tinh thần của các nhân viên trong việc đào tạo, có 2 khía cạnh quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng là phần thưởng và sự ghi nhận. Điều này cũng có nghĩa là việc động viên và khuyến khích nhân viên cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược đào tạo. Đây cũng là mục đích chính của việc ứng dụng Gamification vào các bài giảng điện tử. 

Kết hợp Gamification và Microlearning

1. Bạn có thể triển khai các trò chơi lồng kiến thức thay cho các bài giảng đơn vị cơ bản. Các cấp độ của phần chơi tương ứng với một mục tiêu đào tạo cụ thể.
2. Bạn có thể lồng ghép các phần chơi xen kẽ các đơn vị bài giảng trong lộ trình đào tạo.
3. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các trò chơi như một công cụ hỗ trợ bổ sung được triển khai và tách biệt với các bài giảng. Các trò chơi này có vai trò như một thử thách thêm sau khi hoàn thành khoá học.
4. Cuối cùng, bạn có thể triển khai các phần trò chơi ngắn dưới nhiều dạng Microlearning đa dạng hỗ trợ người học:
  • Luyện tập và cải thiện hiệu quả
  • Áp dụng kiến thức
  • Giải quyết vấn đề
  • Học hỏi kiến thức mới
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của Gamification và Microlearning trong E-learning cho doanh nghiệp có thể giúp giải quyết mọi nhu cầu đào tạo. Hơn nữa, sự kết hợp giữa hai hình thức triển khai E-learning này có thể giúp doanh nghiệp nhân rộng hiệu quả và tình hình kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu triển khai E-learning cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES - Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn cụ thể hơn.

No comments:

Post a Comment

Pages