Blended learning: Đâu là giải pháp E-learning "blend" hoàn hảo nhất?

Đã có nhiều mô hình học tập kết hợp được giới thiệu trong những năm qua. Trong đó, có hai mô hình đã quen thuộc với giới đào tạo blende learning là mô hình điều khiển trực tuyến và mô hình học tập tự pha trộn. Vậy có còn giải pháp E-learning "blend" nào vượt trội hơn cả 2 mô hình trên không?


Trước khi đến với giải pháp E-learning "blend" vượt trội nhất ngày hôm nay, hãy cùng OES điểm qua thông tin chính của 2 mô hình quen thuộc đã nhé!

Mô hình điều khiển trực tuyến

Trong mô hình điều khiển trực tuyến, phần lớn các khóa học được hoàn thành trên bài giảng E-learning, còn lại là một số hoạt động trực tiếp bắt buộc. Với giải pháp E-learning này, nhân viên sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc so với mô hình lớp học pha trộn.

Tuy nhiên, mô hình điều khiển trực tuyến vẫn có nhược điểm của nó. Vì vẫn có một vài khía cạnh bắt buộc trực tiếp, nên đôi khi nhân viên sẽ phải di chuyển. Cũng có những cân nhắc về công nghệ cần được xem xét. Để mô hình này thành công, một tổ chức phải đảm bảo họ có năng lực kỹ thuật và khả năng sẵn sàng trả cho các chi phí đi lại liên quan đến đào tạo trực tiếp.

Mô hình học tập tự pha trộn


Giải pháp E-learning này một mô hình cung cấp hình thức học linh hoạt theo một cách khác. Ngoài việc hướng dẫn trực tiếp là hình thức học tập chính, người học còn có thể có quyền truy cập vào thư viện nội dung trực tuyến và được tự do lựa chọn các khóa học mà họ muốn tham gia. Điều này cho phép người học tạo ra một kế hoạch học tập cá nhân hóa hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại mô hình học tập kết hợp này là nó phụ thuộc rất nhiều vào hướng dẫn trực tiếp. Trong khi điều này có thể phù hợp với môi trường giáo dục, hầu hết các tổ chức không cùng hoạt động trong một tòa nhà. Điều này làm cho việc giảng dạy trực tiếp trở nên khó khăn và tốn kém cho nhiều tổ chức.

->>> 4 lợi ích của Blended Learning – Tại sao bạn nên số hóa nội dung ngay và luôn?

Một cách tiếp cận khác để có giải pháp "blend" hoàn hảo hơn

Do có nguồn gốc giáo dục mà hầu hết các mô hình học tập đều có tính trực tiếp, đôi khi rất khó áp dụng những mô hình này trong môi trường công ty. Làm việc từ xa đã tăng gần 50% chỉ sau 5 năm, và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục. Nguồn nhân lực của tổ chức cũng được phân tán theo địa lý.

Bây giờ là lúc xem xét một mô hình học tập pha trộn khác, để có thể giải quyết các thách thức do nội cảnh và ngoại cảnh đặt ra trong tổ chức.

->>> Blended Learning: Giải pháp E-learning tối ưu cho doanh nghiệp

Mô hình Social-Flex

Mặc dù mô hình Social-Flex không phải là mô hình học tập kết hợp chính thức, nhưng đây là giải pháp E-learning được rút ra từ thực tiễn mà nhiều tổ chức có lực lượng lao động lớn, trải rộng về mặt địa lý sử dụng. Nó cũng bao gồm một số đặc điểm của Mô hình điều khiển trực tuyến và Mô hình học tập pha trộn và cả học tập xã hội, ngược lại cũng có những điểm độc đáo về "blended learning" trong môi trường tổ chức.

Có 4 đặc điểm khiến Mô hình Social-Flex khác biệt với các mô hình khác:

1. Học tập trên lớp được thay thế bằng học trực tuyến và học trực tiếp ảo


Khi nói đến blended learning, chúng ta thường nghĩ về sự kết hợp giữa các phương pháp học tập trên lớp và trực tuyến. Nhưng trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay, việc học tập chính thức trên lớp đang trở nên ít cần thiết hơn.

giải pháp E-learning này, việc học được thực hiện thông qua nhiều phương pháp hướng dẫn không đồng bộ hoặc đồng bộ ảo. Nó thường bao gồm meeting trên web, cuộc gọi ảo và các mô-đun E-learning. Đặc biệt, nhờ có đại dịch COVID-19, chúng ta nhận ra tất cả mọi việc đều có thể xử lí online, không có gì là không thể. Mọi người vẫn có cơ hội trao đổi, học hỏi từ đồng nghiệp trong quá trình tương tác ảo.

2. Người học có quyền truy cập hỗ trợ ảo 1: 1


Một đặc điểm quan trọng khác của mô hình Social-Flex là người học có quyền truy cập vào hỗ trợ ngay lập tức trong giờ làm việc. Một số tổ chức thực hiện điều này bằng cách luôn có một nhóm nhân viên quản lí hệ thống sẵn sàng hỗ trợ 24/7. Hoặc, bạn có thể sử dụng hệ thống điện thoại hoặc cuộc gọi ảo. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ hiện nay, chatbot là hình thức hỗ trợ vừa hiện đại vừa hữu ích.

3. Học tập là dựa trên cơ sở tự chủ

Trong suốt quá trình trải nghiệm blended learning theo mô hình này, người học tiến bộ qua các giai đoạn khác nhau (ví dụ: người mới bắt đầu, trung cấp, nâng cao). Ngoài những khóa đào tạo bắt buộc cho từng giai đoạn, phần còn lại là tự chọn.

Kỹ năng tự học rất quan trọng. Đây là một kỹ năng cần thiết để thành công. Mô hình Social-Flex đang góp phần ủng hộ cách giáo dục này. Người học được cấp quyền truy cập vào nhiều định dạng trực tuyến để lựa chọn (eLearning, video, webinar, v.v.) và tự đánh giá xem họ sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo chưa.

Còn nếu họ không thể tiến bộ, bạn có thể thiết kế chương trình có cố vấn hoặc huấn luyện viên ảo luôn sẵn sàng làm việc 1: 1 với người học.

4. Học tập xã hội là thành phần chính của Social-Flex


Học tập xã hội ảo là một đặc điểm khác của mô hình Social-Flex. Kể từ khi Bandura lần đầu tiên giới thiệu lý thuyết học tập xã hội, học tập xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của các chương trình giáo dục và đào tạo.

Mô hình Social-Flex dựa trên các khái niệm này và yêu cầu người học có không gian để tương tác với nhau. Chia sẻ kiến ​​thức và thảo luận được khuyến khích và "cộng đồng ảo" thường được tìm thấy trong các tổ chức sử dụng mô hình này.

Như vậy, mô hình Social-Flex cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề đang tồn tại của blended learning. Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn về các giải pháp E-learning, hãy liên lạc ngay với OES bạn nhé!


Xem thêm: Blended learning: 4 lời khuyên cho bạn nếu muốn áp dụng giải pháp E-learning này

No comments:

Post a Comment

Pages