Hệ thống LMS: Đâu là hình thức thanh toán phù hợp với bạn?

Khi nói đến đào tạo trực tuyến, ta không thể không nhắc đến việc xây dựng hệ thống LMS. LMS là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo, là linh hồn của mọi chương trình đào tạo trực tuyến. Vậy hiện nay hệ thống LMS đang có những hình thức thanh toán nào? Hãy cùng xem nhé!




1. Thanh toán một lần

Hình thức thanh toán này rất đơn giản phù hợp trong các trường hợp các khóa học thụ động (những chương trình học không có thêm yếu tố phát sinh).

Ưu điểm

  • Đơn giản và dễ hiểu. Thanh toán một lần, dùng trọn gói.
  • Nhanh chóng và thuận tiện vì không phải mất thời gian giao dịch hàng tháng

Nhược điểm

  • Chỉ có quyền truy cập những tài liệu của khóa học cụ thể mà bạn đã đăng ký. Sau khi hoàn thành khóa học, nếu bạn hài lòng với cách thức hoạt động và muốn học đăng ký thêm, bạn sẽ phải trả tiền cho khóa học thứ hai. Vì vậy, loại thanh toán này hoạt động tốt hơn khi bạn chỉ muốn trải qua một bộ bài giảng duy nhất.

2. Thanh toán định kỳ

Với hình thức này, bạn phải trả phí theo chu kì, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Một số khóa học thậm chí có thanh toán hàng năm. Bạn chỉ nên cân nhắc phương thức thanh toán này khi hệ thống LMS mà bạn đăng kí có sự thay đổi thường xuyên.

Ưu điểm

  • Thuận tiện, tiết kiệm thời gian vì được hỗ trợ bởi các quy trình tự động 
  • Phù hợp với nhiều loại người dùng, từ học cá nhân đến học đội nhóm
  • Hưởng lợi từ sự hỗ trợ liên tục từ nhà cung cấp dịch vụ
  • An toàn 

Nhược điểm

  • Buộc phải tuân theo lịch trình thanh toán vì nếu trễ hạn, bạn sẽ không thể đăng nhập vào hệ thống và thậm chí phải trả thêm một khoản phí đền bù.

3. Pay per user (Trả tiền cho mỗi người dùng)

Đây là phương thức trả tiền cho mỗi cá nhân đăng ký hoặc sử dụng hệ thống LMS. Nếu máy chủ được nâng cấp và cập nhật nội dung, bạn sẽ được hưởng các dịch vụ đó miễn phí.

Ưu điểm

  • Hưởng lợi từ các khóa học được lưu trữ trên các nền tảng liên tục được cải thiện và nâng cấp
  • Tiết kiệm chi phí cho việc học đội nhóm

Nhược điểm

  • Khi số lượng người dùng tăng lên quá cao, mức giá cho mỗi người dùng có thể bị đội giá.
->>> Từng bước xây dựng giải pháp E-learning: Chi phí của hệ thống LMS bao gồm những gì?

4. Pay per registered user (Trả tiền cho mỗi người dùng đăng ký)




Đây là hình thức thanh toán khá phổ biến với các doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên. Ngoài chi phí cố định để mua hệ thống LMS, bạn sẽ phải trả một khoản phí bổ sung cho mỗi người dùng mà bạn đăng kí. Sau đó, bạn chỉ cần tạo một tài khoản với tên đăng nhập và mật khẩu cho mỗi người dùng.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt
  • An toàn và thuận tiện khi thanh toán
  • Ưu đãi giảm giá cho early birds
  • Việc đăng ký được tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của bạn

Nhược điểm

  • Nếu số lượng đăng kí quá lớn (hàng nghìn nhân viên), bạn không nên chọn hình thức thanh toán này vì chi phí sẽ bị đẩy lên rất cao

5. Pay per active user (Trả tiền cho mỗi người dùng hoạt động)

Đây là hình thức thanh toán được khách hàng của OES ưa chuộng và hay chọn lựa nhất. Có hai cách tiếp cận cho phương thức này. Hình thức thứ nhất là tính phí cho mỗi người dùng đăng nhập trong chu kỳ thanh toán. Khi họ truy cập vào hệ thống LMS, họ có thể duyệt qua toàn bộ danh mục khóa đào tạo mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào. Cách thứ hai sẽ tính phí cho mỗi người dùng hoạt động hàng tháng.

Ưu điểm

  • Nếu bạn muốn đăng ký cho nhiều nhân viên vào một chương trình đào tạo nhất định, bạn sẽ chỉ bị tính phí cho người dùng hoạt động, nghĩa là bạn sẽ không lãng phí bất kỳ khoản tiền nào cho các tài khoản không sử dụng

Nhược điểm

  • Không phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

6. Các gói thanh toán


Các gói thanh toán thường được sử dụng cùng với các khoản thanh toán riêng lẻ. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ báo giá gói thanh toán một lần là $500, còn nếu chọn gói thanh toán 3 tháng thì chỉ $350. Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn cách nào?

Ưu điểm

  • Người dùng có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi
  • Không cần lo lắng trễ hạn thanh toán vì các gói thanh toán đều hoạt động tự động nên thẻ tín dụng của bạn sẽ bị tự động trừ
  • An toàn hơn, ít rủi ro về hành vi trộm cắp danh tính.

Nhược điểm

  • Đôi khi hình thức này có thể dẫn đến sai sót trong việc thanh toán
  • Bạn phải luôn có đủ tiền trong thẻ tín dụng của mình để chi trả cho tất cả các khoản thanh toán tự động
  • Hủy bỏ kế hoạch thanh toán có thể khó khăn và tốn thời gian
->>> Giải pháp E-learning: Có nên đấu thầu các gói LMS và số hóa nội dung?

7. Miễn phí với tư cách thành viên

Thông thường, chương trình này sẽ là ưu đãi khi bạn đăng kí thành viên của các khóa học khác.

Ưu điểm

  • An toàn, quen thuộc, thuận tiện
  • Truy cập miễn phí làm tăng lượng người đăng kí
  • Hưởng lợi từ nội dung mới được cập nhật thường xuyên

Nhược điểm

  • Có thể gây khó hiểu vì có từ "miễn phí" trong tên của phương thức nhưng khóa học thực sự không miễn phí. Bạn phải là thành viên của một khóa học X để có quyền truy cập vào "khóa học miễn phí đó".
->>> 7 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS


8. Giá thành viên

Phương pháp định giá chỉ dành cho thành viên nên được sử dụng khi hệ thống LMS chỉ có sẵn để bán cho những người dùng đã là thành viên của chương trình đăng ký. Còn nếu người ngoài muốn đăng kí, họ sẽ phải trả phí cao hơn.

Ưu điểm

  • Thành viên nội bộ được cung cấp nhiều lợi ích và ưu đãi, đặc quyền, khuyến mại, quà tặng...

Nhược điểm

  • Bất tiện với khách truy cập một lần
Sau khi đọc xong bài viết này, chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cách báo giá hệ thống LMS của các nhà cung cấp dịch vụ. Nếu bạn đang muốn xây dựng hệ thống LMS, đừng ngần ngại liên hệ với OES để được tư vấn chu đáo nhất bạn nhé!


Xem thêm: 10 đặc điểm mà hệ thống E-learning LMS cần có

No comments:

Post a Comment

Pages