7 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống E-learning LMS

Tìm kiếm một hệ thống E-learning LMS phù hợp luôn là một thách thức không nhỏ với mọi tổ chức và doanh nghiệp. Hãy đọc bài viết này để đừng để mắc phải những sai lầm đáng tiếc sau đây nhé!

Trước tiên, hãy cùng đi tìm hiểu hệ thống LMS (Learning Management System – Hệ thống Quản trị học tập) là gì nhé!
Và sau đây là 7 sai lầm phổ biến khi lựa chọn 1 đơn vị cung cấp LMS mà các doanh nghiệp nên biết để tránh “mất tiền oan”.

1. Không đặt mục tiêu rõ ràng


Mục tiêu chính là kim chi nam trong mọi kế hoạch. Trong trường hợp triển khai hệ thống E-learning, bạn phải xác định mục tiêu của doanh nghiệp và kết quả mong muốn đạt được. Bạn cần gì từ hệ thống LMS? Bạn đang gặp phải những khó khăn gì từ chương trình E-learning hiện tại? Hệ thống LMS sẽ giải quyết những vấn đề ấy như thế nào?
Sau khi đã xác định được mục tiêu, kim chỉ nam sẽ dẫn bạn đi đúng hướng trên con đường lựa chọn hệ thống LMS.

2. Không nghiên cứu kĩ background của nhà cung cấp

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-01
Đánh giá background của nhà cung cấp hệ thống LMS là một trong những bước quan trọng nhất. Bạn có thể tham khảo các đánh giá của khách hàng cũ trên website, hoặc hỏi họ trực tiếp một số câu hỏi cụ thể như: chính sách chăm sóc khách hàng ra sao, hỗ trợ kĩ thuật như thế nào, có hiệu quả với doanh nghiệp họ không,.. Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn có thể check hồ sơ của đơn vị cung cấp trên các trang mạng xã hội, tìm hiểu kinh nghiệm nhân viên của họ.

3. “Ngó lơ” phiên bản dùng thử

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-1
Hầu hết các hệ thống LMS đều cung cấp phiên bản dùng thử miễn phí, bị giới hạn một số tính năng hoặc đôi khi là bản đẩy đủ. Phiên bản trial dùng thử này có thể hoạt động từ 3 đến 30 ngày tùy vào nhà cung cấp, quá đủ để bạn khai thác hết các tính năng của hệ thống. Hãy để các thành viên cốt lõi trong dự án đào tạo cùng tham gia bản dùng thử này, và để hiệu quả hơn, bạn nên cân nhắc test thử với một số học viên.

Mẹo: Trước khi đăng kí bản dùng thử, hãy liệt kê danh sách các tính năng mà bạn vẫn “mù mờ” nhất. Nếu hệ thống LMS vẫn còn thiếu một số chức năng mà bạn yêu cầu, hãy liên hệ với nhà cung cấp để xem chức năng đó có thể được thêm vào thông qua một add-on phụ trợ hay không.

>>> 6 tiêu chuẩn của hệ thống LMS trong dự án E-learning cho doanh nghiệp

4. Mất kiểm soát ngân sách

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-3
Nếu đây là lần đầu tiên bạn mua hay thuê một hệ thống LMS, chắc hẳn bạn chưa thể nắm rõ được chi phí cho hệ thống này là bao nhiêu. Cũng chính vì điều này mà ở những bước sau đó, ngân sách của bạn dễ dàng bị thổi bay bởi các khoản phát sinh.

Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp nên tiếp cận dưới 2 góc độ sau. Hãy nhìn vào những brand LMS lớn (tham khảo top 10 brand LMS ngay tại đây), từ đó xây dựng bản dự kê giá dạng “cao cấp” và “bình dân”. Chắc chắn bạn sẽ muốn lựa chọn phương án giá ở giữa, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Để có được lựa chọn thông minh nhất, bạn nên tách biệt thứ bạn cần và thứ bạn muốn ở hệ thống E-learning này (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên). Phần còn lại chỉ là vấn đề tài chính.

->>> Chi phí của hệ thống LMS bao gồm những gì?

5. Chưa kiểm tra giới hạn của hệ thống

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-lms
Không phải tất cả hệ thống LMS đều có giới hạn người dùng giống nhau, bạn cần lưu ý rõ điều này. Một số LMS chỉ hoạt động được khi có 1 lượng học viên tối thiểu, và nếu con số này vượt qua giới hạn, hệ thống sẽ bị quá tải. Chính vì vậy, trước khi bỏ tiền cho 1 hệ thống E-learning LMS, hãy dự báo về số lượng học viên tham gia lớp học và check chéo với con số này ở hệ thống, tránh việc lãng phí hoặc quá tải tài nguyên LMS.

6. Thiếu đánh giá tổng quan các lựa chọn LMS

sai-lam-khi-lua-chon-he-thong-e-learning-lms-4
“Không bỏ trứng vào một rổ” – Đừng chỉ đặt niềm tin và tìm hiểu một đơn vị cung cấp, thay vào đó hãy so sánh tổng quan giữa nhiều đơn vị. Hãy đánh giá về mặt chi phí và những chức năng mà hệ thống bên họ cung cấp ứng với từng mức. Đồng thời, kinh nghiệm số hóa của họ cũng là yếu tố bạn không nên bỏ qua.

7. Không chuẩn bị cho tương lai

Hệ thống LMS mới có thể sẽ phù hợp với tổ chức của bạn ngày hôm nay. Nhưng sau 1, 3, 5 năm nữa thì sao? Một trong những yếu tố hay bị bỏ qua nhất để khi chọn hệ thống LMS là khả năng phát triển. Bạn nên chọn một hệ thống có thể phát triển cùng với doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ, trong tương lai, bạn sẽ muốn LMS có nhiều tính năng hiện đại hơn. Hệ thống LMS hiện tại có thể nâng cấp tính năng không? Hay bạn sẽ lại phải đầu tư vào một hệ thống mới? Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ lưỡng để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Trên đây là 7 sai lầm cần tránh khi lựa chọn 1 hệ thống LMS. Nếu bạn vẫn băn khoăn về quy trình hoạt động của hệ thống E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam qua website: https://oes.vn/ bạn nhé.


Xem thêm: Checklist giúp bạn chọn lựa phần mềm E-learning "chuẩn không cần chỉnh"

No comments:

Post a Comment

Pages