Quy trình 10 bước xây dựng bài giảng E-learning hoàn chỉnh

Bạn mới làm quen với E-learning? Bạn đang chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Với một quy trình tối giản mà đầy đủ, chi tiết, chắc chắn bạn sẽ có thể bắt tay vào xây dựng một khoá học của riêng mình ngay lập tức.


xay-dung-bai-giang-e-learning


E-learning dần có được vị thế và trở thành nền tảng đào tạo phổ biến nhất trong các tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng bài giảng E-learning là một công việc khó khăn cần được lên kế hoạch và quản lý cẩn thận trong các khâu. Quá trình xây dựng và phát triển khoá học luôn diễn ra liên tục cùng với dự án. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ 16 bước thiết yếu nhất trong một quy trình thiết kế và phát triển khoá học online.

1. Nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi bắt đầu

Sau khi có ý tưởng về chủ đề đào tạo, hãy tận dụng những mối quan hệ của bạn để có thể hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực đó, người sẽ hướng dẫn bạn phát triển học liệu. Nếu nội dung khoá học không còn mới và đã có nhiều khoá học khác tương tự, hãy tìm hiểu tình hình và phương thức của họ để tham khảo. Cố gắng tạo được sự gắn kết giữa các khoá học trước đó, tuy nhiên vẫn phải có những sự đổi mới và cải thiện. 

2. Thăm dò ý kiến đối tượng mục tiêu và xác định yêu cầu đào tạo

Khoá học của bạn nên tập trung vào một đối tượng nhất định. Qua đó, bạn sẽ có cách truyền đạt nội dung phù hợp và hiệu quả hơn đối với người học. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc những nhu cầu và kì vọng của tổ chức, của người học thu được sau khoá học.

3. Tạo khung chương trình phù hợp

Tiếp theo, hãy xác định điều kiện tiên quyết của khoá đào tạo cũng như mục tiêu, phương thức đánh giá và thang quy chiếu. Những tiêu chuẩn hay chuẩn mực này cần được thảo luận kỹ càng với những người có chuyên môn. Như vậy, việc đánh giá và kết quả của khoá học mới được đảm bảo. 

4. Phác thảo khoá học

Bạn có thể sử dụng những công cụ có sẵn và căn bản. Khi phác thảo bạn cũng nên lưu ý một số mẹo để thu hút người học hơn. Mặc dù là bản thảo, bạn nên hoàn thành bao gồm đầy đủ nội dung nhất có thể và sử dụng thuyết minh, âm thanh để bổ trợ cho bài giảng. Việc phác thảo các lớp học giúp bạn có hình dung rõ ràng hơn về thảnh quả của mình.

5. Thử nghiệm bản thảo

Mời một số người học trong số khách hàng của bạn và cho họ thử nghiệm bản thảo sẽ là một cách tuyệt vời để thu thập ý kiến và phản hồi của người dùng. Nhờ đó, bạn có thể cải thiện những mặt hạn chế của kháo học trước khi nó được sử dụng rộng rãi.

6. Sử dụng công cụ hỗ trợ 

Bạn có thể tạo graphics cần thiết, chụp ảnh, quay video hay chèn nhạc. Những yếu tố này sẽ bổ trợ và làm tăng sự hiệu quả của khoá học. Trong trương hợp bạn không có những trang bị cần thiết, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc thuê từ những người cung cấp chuyên nghiệp. 

7. Luôn đảm bảo nội dung đào tạo theo sát với mục tiêu của khoá học

Bạn cần xác định thời gian của hocj: ngắn hạn hay dài học. Dựa vào đó, bạn tiếp tục xác định nội dung khoá học là căn bản hay trung cấp. 

8. Soạn thảo chỉ dẫn của khoá học

Bạn cần chuẩn bị 2 loại chỉ dẫn, một cho người quản trị khoá học và một cho người điều hành hệ thống để làm rõ vấn đề về mặt kỹ thuật và chuyên môn đào tạo. 

9. Chỉnh sửa và hoàn thiện những chi tiết cuối cùng

Dựa vào phản hồi và góp ý của khách hàng cũng như những người có chuyên môn, thay đổi và chỉnh sửa những điểm còn thiếu sót.

xay-dung-bai-giang-e-learning

10. Thử nghiệm khoá học trên hệ thống

Đây chính là lúc bạn đưa khoá học hoàn chỉnh của mình lên nền tảng hệ thống để thiết lập và kiểm tra. Bên cạnh đó, kiểm tra và theo dõi khoá học liên tục để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định và sẵn sàng tung ra sử dụng rộng rãi.

Sau những bước kiểm tra và thử nghiệm kỹ càng, bài giảng điện tử của bạn đã sẵn sàng để sử dụng rồi!

Xây dựng bài giảng E-learning bao gồm nhiều công đoạn và không dễ để có được một khoá học đạt được hiệu quả cao và tối ưu. Bạn có thể tham khảo dịch vụ và nhận sự tư vấn chi tiết hơn từ OES - công ty dịch vụ E-learning hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm: 3 cách giữ chân người học trên hệ thống E-learning.

No comments:

Post a Comment

Pages